--> -->

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Nguyên nhân vụ va chạm giữa xe bán tải và tàu hỏa khiến 5 người thương vong Đồng Nai: Chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn giao thông đường sắt khiến 5 người thương vong Đồng Nai: Khởi tố hình sự vụ tai nạn giao thông giữa tàu hỏa và xe bán tải làm 2 người chết

Hồ Trị An thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là Khu bảo tồn) thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới; được UNESCO công nhận là Khu dữ trữ sinh quyển thế giới vào năm 2011. Nằm trên địa bàn 4 huyện gồm Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom và Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, ngoài chức năng thủy điện, bảo tồn, hồ Trị An còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhiều tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Với tầm quan trọng vô cùng lớn như đã nói ở trên, thay vì được quản lý nghiêm ngặt, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm thì tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh những vấn nạn nhức nhối này.

La liệt những ngôi nhà xây dưới cao trình 62m

Đầu tháng 5/2024, trên chiếc ghe máy của người dân địa phương, phóng viên Báo Lao động Thủ đô di chuyển từ xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, chạy dọc bờ hồ Trị An theo hướng ngược lên cầu La Ngà, huyện Định Quán để ghi nhận thông tin người dân phản ánh. Đập vào mắt chúng tôi là nhiều công trình nhà ở “đua” ra cả phía lòng hồ.

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Hồ Trị An thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới đang bị lấn chiếm để làm du lịch nghỉ dưỡng.

Chỉ tay vào một công trình, người lái ghe chở chúng tôi cho biết: Đây là công trình lấn chiếm lòng hồ vì nó nằm dưới cao trình 62m so với mặt nước biển (theo quy định diện tích đất nằm dưới code 62 thuộc vùng đất bán ngập và ngập nước là đất công, chỉ trồng cây ngắn ngày, không được phép xây dựng) nhưng vẫn ngang nhiên “mọc lên” như không có ai quản lý. Công trình mà người lái ghe nhắc đến là khu cắm trại Bảy Cua, thuộc xã Túc Trưng, huyện Định Quán. Khu đất này được một người dân lấn chiếm từ đất bán ngập của lòng hồ Trị An rồi san lấp và xây dựng các công trình khá kiên cố để làm khu du lịch.

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Khu cắm trại Bảy Cua, thuộc xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lấn chiếm từ đất bán ngập của lòng hồ Trị An rồi san lấp và xây dựng các công trình khá kiên cố để làm khu du lịch.

Tương tự, tại khu vực giáp chân cầu La Ngà, thuộc ấp 1, xã La Ngà, một ngôi nhà cao 3 tầng đang được người dân xây dựng dở dang. Theo đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) xã La Ngà, khu đất này thuộc thửa 35, tờ bản đồ 44, có diện tích 619,7m2, do ông Bùi Văn Nhâm làm chủ, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi phóng viên yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan thì đại diện UBND xã này lại “ậm ờ”, cho biết “sẽ cung cấp sau”.

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Một công trình xây dựng kiên cố lấn chiếm lòng hồ Trị An.

Tiếp đó là một nhà nuôi yến cao 3 tầng với diện tích khoảng 300 m2 thuộc xã Thanh Sơn, huyện Định Quán cũng được xây dựng nằm ngay dưới lòng hồ Trị An. Theo người dân phản ánh, nhà nuôi yến này được chủ xây cách đây vài năm nhưng chưa bị xử lý. Còn tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, nhiều hộ dân lấn chiếm đất lòng hồ tạo thành các “ao” lớn để nuôi cá, trồng hoa màu, xây dựng các công trình dân dụng.

Ngoài ra tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, một khu đất khác với diện tích khoảng 5.000 m2 bị người dân lấn chiếm để trồng cây lâu năm. Theo Khu bảo tồn, khu đất đất này do bà Nguyễn Thị Kim Hoa lấn chiếm, đắp thành bờ đê, tiến hành san lấp mặt bằng và trồng cây.

Trong khi đó chủ nhà hàng Xà Cừ quán, thuộc ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán lại lấn chiếm một khu đất khoảng 3.000 m2 để xây dựng một cầu đi bộ bao quanh khu đất. Phía trong khu đất có gần chục nhà chòi để làm du lịch nghỉ dưỡng. Cạnh đó, chủ công trình này còn xây dựng một ta luy kiên cố dài cả trăm mét nằm trong phần diện tích đất của lòng hồ; phía trong cùng là một căn nhà cấp 4 có mái che để làm khu pha chế nước uống. Một nhân viên làm việc tại đây cho biết, các nhà chòi được gia đình xây dựng nhiều năm nay, còn cầu bộ quanh khu đất sát lòng hồ cũng được làm cách đây vài năm để tạo thuận tiện cho khách tham quan lòng hồ, chụp hình…

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Nhà hàng Xà Cừ quán, thuộc ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lấn chiếm một khu đất khoảng 3.000 m2 đất lòng hồ Trị An.

Cạnh đó không xa là quán ăn Sông Nước cũng thuộc ấp bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán lấn chiếm hàng nghìn m2 đất hồ Trị An dưới cao trình 62m so với mặt nước biển. Trên khu đất này, chủ quán đã dựng nhiều chòi bằng cột sắt, lợp tôn, kết hợp với nền xi măng cốt thép, lát gạch kiên cố, giữa các chòi với nhau được đổ sàn tạo thành đường đi…

Từ xã đến huyện...

Mong muốn có thêm thông tin về các công trình lấn chiếm đất lòng hồ Trị An nằm trên địa bàn xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã 2 lần đến trực tiếp đến UBND xã này để liên hệ làm việc nhưng đều nhận được thông báo “lãnh đạo đi họp”. Và khi chúng tôi buộc phải liên hệ qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch UBND xã Phú Ngọc cho biết, đã nắm bắt được thông tin, đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh và xin ý kiến của UBND huyện Định Quán để cung cấp thông tin cho báo!?

Trước đó, phóng viên Báo Lao động Thủ đô cũng đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã La Ngà. Ông Hiếu cho biết sẽ làm việc với Khu Bảo tồn để xác định các trường hợp vi phạm. Theo ông Hiếu, thời gian qua xã đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan đến xây dựng, lấn chiếm đất lòng hồ. Hiện nay nhiều khu vực do Khu Bảo tồn quản lý chứ không riêng gì xã nên rất khó xử lý.

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Ngôi nhà yến 3 tầng được xây dựng trong đất lòng hồ Trị An.

Đối với một số công trình sai phạm trong khu vực lòng hồ Trị An, thuộc huyện Định Quán, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với ông Trần Nam Biên, Chủ tịch UBND huyện Định Quán qua điện thoại nhưng đều bất thành. Tương tự, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Ngọc Tiên, quyền Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom, ông Tiên cho biết huyện sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh và sẽ cung cấp thông tin cho báo sau.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thuỷ điện Trị An cho biết: Thời gian qua, thông tin người dân cung cấp cũng như qua quản lý, đơn vị đã phát hiện một số trường hợp vi phạm trong hành lang an toàn lòng hồ, sau đó đơn vị có báo cáo về Khu bảo tồn để kết hợp xử lý. Theo ông Nhẫn, do đất khu vực xung quanh hồ Trị An trước đây được người dân canh tác dưới dạng giao khoán hoặc tự khai hoang, sau đó bán lại cho nhiều người dẫn đến việc họ không hiểu đúng quy định về sử dụng đất nên đã vi phạm trong quá trình sử dụng. Đơn vị đã phối hợp với Khu bảo tồn và các địa phương xử lý nhiều trường hợp vi phạm, trong đó một số trường hợp sau khi được các địa phương làm việc, giải thích đã tự động tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu.

Còn theo đại diện Khu bảo tồn, thời gian qua đơn vị này đã phát hiện gần 100 trường hợp vi phạm lấn chiếm đất vùng bán ngập lòng hồ Trị An và đã bàn giao cho các địa phương xử lý.

Người dân thì vậy, còn cán bộ Khu bảo tồn thì sao, liệu có chuyện người được giao nhiệm vụ giữ rừng thì lại đốt rừng, phá đảo hay không? Báo Lao động Thủ đô sẽ thông tin ở bài sau.

(Còn nữa)

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động