Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Xoá điểm ùn tắc này lại phình ra điểm khác
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, tính đến tháng 12/2024, tổng chiều dài đường bộ của Thủ đô đang khai thác đạt khoảng 23.420km, bao gồm 5 tuyến cao tốc và vành đai; 11 tuyến quốc lộ; 128 đường tỉnh; 1.220 tuyến đường đô thị; 2.310 nút giao thông; 585 cầu, hầm, không tính các tuyến đường ngõ, ngách nhỏ.
Lượng phương tiện cá nhân tăng cao, trong khi hạ tầng giao thông còn hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến ùn tắc giao thông tại Thủ đô trở nên nhức nhối. |
Hiện nay, chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông của Hà Nội đạt 12,13%, tốc độ tăng bình quân 0,3%/năm; theo quy hoạch đến năm 2030 phải đạt 20 - 26% đối với đô thị trung tâm. Trong khi đó, dân số hiện nay của Hà Nội khoảng trên 8 triệu người, chưa bao gồm khoảng 1,2 - 1,5 triệu người từ các tỉnh, thành phố khác thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại Thủ đô.
Hiện mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội mới đưa vào khai thác sử dụng 21,55km, bao gồm: 13,05km thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông; 8,5km đoạn trên cao thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Mạng lưới xe buýt bao gồm 154 tuyến buýt thường (với 2.279 xe), và 1 tuyến buýt nhanh BRT. Chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đến nay đã đạt 19,5% và theo quy hoạch yêu cầu đến năm 2030 phải đạt 30 - 35%. |
Trao đổi tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 13/1, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện các điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân là do, lượng xe cá nhân tăng cao, hạ tầng chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị, khả năng đáp ứng của vận tải công cộng còn hạn chế…
Theo ông Thường, tốc độ phát triển của phương tiện cá nhân tăng chóng mặt, trung bình 5%, với ô tô là 10%/năm trong vài năm gần đây, nhưng tốc độ phát triển của hạ tầng mỗi năm chỉ tăng 0,03%. Nếu không có giải pháp căn cơ, đồng bộ thì hạ tầng không bao giờ đuổi kịp tốc độ phát triển phương tiện cá nhân.
Đâu là giải pháp?
Cùng với tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân cao gấp hàng chục lần chỉ số gia tăng hạ tầng, làm cho mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường, nút giao thông rất lớn. Đặc biệt là vào khung giờ cao điểm dẫn đến lưu lượng phương tiện thực tế trên nhiều tuyến đường, nút giao vượt quá lưu lượng thiết kế.
Đơn cử như đường Nguyễn Trãi có lưu lượng gấp 2,5 - 3,2 lần so với thiết kế; đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển cao gấp 4,3 - 4,9 lần; đường Lê Văn Lương cao gấp 2,7 - 3,3 lần; đường Xuân Thủy - Cầu Giấy cao gấp 2,1 - 2,6 lần; đường Láng cao gấp 1,2 - 1,8 lần; đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng cao gấp 1,5 - 2,4 lần.
Theo Sở GTVT Hà Nội, bằng nhiều giải pháp, năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý được 13/33 điểm ùn tắc. Tuy nhiên, cũng trong năm 2024, Hà Nội lại phát sinh thêm 16 điểm ùn tắc, đưa số điểm ùn tắc hiện nay lên 36 điểm. Ngoài ra, qua rà soát, địa bàn thành phố còn trên 230 điểm có nguy cơ ùn tắc, cần phải có phương án xử lý, tránh để thành những điểm ùn tắc thường xuyên.
Việc chấp hành nghiêm các quy định về giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắc. |
Trước bối cảnh ùn tắc đang xảy ra mỗi ngày một phức tạp và Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng các giải pháp về hạ tầng và điều tiết, phân làn luồng hợp lý tại các điểm, nút giao thông. Đặc biệt, Sở GTVT Hà Nội sẽ chú trọng phát triển hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn Thủ đô theo đúng kế hoạch đề ra…
Theo tìm hiểu, tại Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025, Thành phố đặt chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả, phấn đấu năm 2025 đạt 20% và tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND Thành phố.
Đồng thời, phấn đấu tiếp tục kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương. Tập trung giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; kịp thời xử lý những điểm có nguy có phát sinh ùn tắc giao thông mới, các điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông đường bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41