Áp lực giao thông cuối năm và "điểm sáng" về tuân thủ pháp luật
Sẽ có 143 chốt chống ùn tắc giao thông dịp Tết Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông Sở GTVT Hà Nội nói gì về bất cập đèn tín hiệu giao thông? |
Áp lực tăng cao trên các cung đường
Khoảng 10 ngày nay, sáng nào chị Đinh Thị Lệ ở xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) cũng phải ra khỏi nhà sớm hơn 20-30 phút cho quãng đường di chuyển đến cơ quan nằm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Chị Lệ cho biết, thời điểm trước, chị chỉ cần di chuyển khoảng 30 phút là có mặt ở cơ quan. Nhưng khoảng nửa tháng gần đây, chị phải mất thêm khoảng 15 - 20 phút nữa, hoặc thậm chí có lần chuyến đi từ nhà đến cơ quan và ngược lại kéo dài cả tiếng đồng hồ. Theo chị Lệ, không riêng gì chị, mà gần như cả cơ quan khoảng 20 người đều phản ánh, phải đi làm sớm hơn trước rất nhiều vì tắc đường. Một trong những nguyên nhân khiến tắc đường theo chị Lệ cuối năm lượng phương tiện tham gia giao thông quá đông.
Áp lực giao thông tăng cao tại hầu khắp các trục giao thông Thủ đô do cuối năm nhu cầu lưu thông, đi lại tăng đột biến |
Theo ghi nhận tại các một số nút giao thông như Mai Dịch, Ngã Tư Sở và Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, nếu như trước đây, các khung giờ ùn tắc thường bắt đầu từ 7-9h và 17-20h hằng ngày, thì nay ùn tắc xảy ra liên tục và không kể giờ cao điểm, hay thấp điểm.
Tuy nhiên, có một “điểm sáng” trong bức tranh giao thông Thủ đô những ngày qua đó là ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được nâng cao. Cụ thể, nếu trước đây mỗi khi ùn tắc, một số xe máy sẽ tràn sang dải phân cách, làn đường rẽ phải hoặc đi lên vỉa hè để chờ đèn đỏ chuyển xanh là “thông” nút cho nhanh, nhưng từ khi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP được ban hành với nhiều hành vi tăng nặng mức xử phạt so với các chế tài xử phạt trước, nhất là đối với các hành vi “lấn làn”, “đè vạch”, “vượt đèn”, “lùi xe”, “đi ngược chiều”… đã tác động sâu sắc đến nhận thức, nâng cao đáng kể ý thức của người tham gia giao thông do tâm lý lo sợ bị xử phạt. Bởi vậy, thay vì vượt ẩu, tham gia giao thông vô tổ chức, đại bộ phận người dân đã xếp hàng nối đuôi nhau tại các ngã ba, ngã tư để di chuyển.
Ngoài ra, một nguyên nhân chính cũng đang khiến nhiều tuyến đường, nút giao thông Hà Nội những ngày qua ùn tắc không lối thoát là dịp cao điểm cuối năm là người dân tăng cường sắm Tết và trao đổi hàng hóa, khiến áp lực giao thông tăng mạnh. Cụ thể, thời điểm cận Tết Nguyên đán, các hoạt động giao dịch hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm, trang trí nhà cửa dịp Tết rất lớn. Cùng với đó, người dân Hà Nội về quê ăn Tết, và người từ các tỉnh, thành khác đổ về Thủ đô, khiến lưu lượng phương tiện tăng gấp nhiều lần so với ngày thường, hạ tầng giao thông không đủ để đáp ứng.
Cận Tết Nguyên đán, người dân tăng cường sắm Tết và trao đổi hàng hóa khiến áp lực giao thông tăng mạnh. |
Vì số lượng hàng hóa mua sắm đặc biệt nhiều vào dịp Tết, người dân thường lựa chọn di chuyển bằng ô tô. Đây cũng là một trong những lý do tạo nên sự ùn tắc cục bộ tại nhiều tuyến đường của Thủ đô vào dịp cận Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, nhiều xe chở hàng hóa, cây cối cồng kềnh di chuyển trên đường, tình trạng bán hàng Tết ở vỉa hè, xe đỗ dưới lòng đường... khiến tình hình ùn tắc càng thêm nghiêm trọng.
Nỗ lực kéo giảm ùn tắc
Ở góc độ quản lý, theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, đến tháng 12/2024, tổng chiều dài đường bộ của Thủ đô đang khai thác đạt khoảng 23.420km, bao gồm 5 tuyến cao tốc và vành đai; 11 tuyến quốc lộ; 128 đường tỉnh; 1.220 tuyến đường đô thị; 2.310 nút giao thông; 585 cầu, hầm, không tính các tuyến đường ngõ, ngách nhỏ.
Hạ tầng giao thông hạn chế, trong khi đó dân số hiện nay của Hà Nội ở mức trên 8 triệu người, chưa bao gồm khoảng 1,2 - 1,5 triệu người từ các tỉnh, thành phố khác thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại Thủ đô. Qua đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, hiện tốc độ gia tăng phương tiện nói chung khoảng từ 4 - 5%/năm, gấp từ 11 - 17 lần tốc độ mở rộng đường sá. Đặc biệt, số lượng xe ô tô cá nhân đang tăng khoảng 10%/năm, cao gấp hơn 30 lần tốc độ gia tăng đất dành cho giao thông. Với tốc độ tăng như vậy, áp lực giao thông đổ dồn lên hệ thống hạ tầng là rất lớn.
Người dân tăng cường mua sắm dịp cận Tết. |
Trao đổi tại cuộc gặp mặt báo chí chiều 13/1, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện các điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân là do, lượng xe cá nhân tăng cao, hạ tầng chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị, khả năng đáp ứng của vận tải công cộng còn hạn chế…
Một “điểm sáng” trong bức tranh giao thông Thủ đô những ngày qua đó là ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được nâng cao. Cụ thể, nếu trước đây mỗi khi ùn tắc, một số xe máy sẽ tràn sang dải phân cách, làn đường rẽ phải hoặc đi lên vỉa hè để chờ đèn đỏ chuyển xanh là “thông” nút cho nhanh. Nhưng từ khi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ban hành với nhiều hành vi tăng nặng mức xử phạt so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 100, nhất là đối với các hành vi “lấn làn”, “đè vạch”, “vượt đèn”, “lùi xe”, “đi ngược chiều”… đã tác động sâu sắc đến nhận thức, nâng cao đáng kể ý thức của người tham gia giao thông do tâm lý lo sợ bị xử phạt. Bởi vậy, thay vì vượt ẩu, tham gia giao thông vô tổ chức, đại bộ phận người dân đã xếp hàng nối đuôi nhau kéo dài tại các ngã ba, ngã tư. |
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, bằng nhiều giải pháp, năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý được 13/33 điểm ùn tắc, nhưng cũng trong năm 2024, lại phát sinh thêm 16 điểm ùn tắc, đưa số điểm ùn tắc hiện nay lên 36 điểm.
Đưa ra giải pháp trong năm 2025, ông Nguyễn Phi Thường cho biết, Sở GTVT tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các điểm ùn tắc còn tồn tại, có giải pháp cho 230 điểm đang có nguy cơ ùn tắc.
Trở lại câu chuyện ùn tắc giao thông dịp cận Tết. Để tránh áp lực giao thông căng thẳng, nhiều người dân đã lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công công cộng như tàu điện, xe buýt. Anh Nguyễn Tuấn Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Gần Tết ra đường chỗ nào cũng tắc, nên tôi hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân. Nếu có thể di chuyển bằng tàu điện là tốt nhất, vì vừa nhanh, vừa không tắc. Đi xe buýt dù vẫn tắc, nhưng mình cũng đỡ mệt mỏi hơn”.
Lựa chọn thời điểm về quê nghỉ Tết phù hợp cũng là giải pháp để giảm bớt áp lực giao thông. Dù còn vài ngày nữa mới chính thức nghỉ Tết, nhưng đã rất đông sinh viên, người lao động mang theo hành lý rời Thủ đô về quê. Nhiều người lao động lựa chọn về quê ăn Tết sớm vì sợ cảnh tắc đường, đi lại khó khăn.
Rõ ràng, để giảm bớt những khó khăn trong di chuyển thì ý thức tham gia giao thông của người dân là một trong những yếu tố quan trọng. Bên cạnh việc lưu lượng vượt quá kết cấu hạ tầng, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao cũng là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc kéo dài. Vì thế, các lực lượng chức năng khi điều tiết giao thông đều mong muốn, người tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển và đèn tín hiệu, để tất cả đều được di chuyển thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành giao thông cho người dân, cũng cần tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, để tạo thói quen đi lại cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41
Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân
Giao thông 20/01/2025 17:27
Hơn 4 triệu lượt hành khách đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp cao điểm Tết
Giao thông 20/01/2025 16:18