Lưu giữ nghề làm quạt giấy truyền thống Dân Hòa
Làng cổ Cự Đà, nơi lưu giữ nét rêu phong cổ xưa | |
Lưu giữ hồn thu Hà Nội qua hương vị cốm Mễ Trì |
Làng Canh Hoạch (nay thuộc thôn Trung Hòa, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) là một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống trong đó nổi tiếng nhất là nghề làm quạt giấy. Quạt giấy Dân Hòa bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, do cụ Mai Đức Siêu, người được coi là ông tổ của làng khởi nghiệp. Dần dần nhiều gia đình theo nghề và chẳng bao lâu cả làng Canh Hoạch thời ấy đều làm quạt.
|
Trước kia, người dân trong làng từ chỗ chỉ sản xuất quạt bán quanh vùng quê mình, đã tiến lên làm các loại quạt kỹ, quạt quý xuất khẩu và tham dự các cuộc đấu xảo, hội chợ ở Hà Nội. Những người thợ quạt làng Canh Hoạch mỗi khi ôn lại truyền thống nghề nghiệp của mình, bao giờ cũng nhắc đến sự kiện đáng nhớ. Vào năm 1946, dân làng Canh Hoạch cùng nhau làm một chiếc quạt biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm ngày sinh của Người. Đó là chiếc quạt giấy dài 66,5cm, 18 nan tre, 2 nan cái làm sừng, quạt được dán bằng giấy dó trên mặt quạt có châm kim hoa văn rất đẹp.
|
Đến Dân Hòa, tìm về gia đình ông Lê Văn Thứ có truyền thống lâu đời với nghề làm quạt, ông Thứ cho biết, đối với gia đình ông nghề này được cha truyền con nối, thế hệ sau nối tiếp, gìn giữ nghề truyền thống của tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm quạt của làng đã dần mai một bởi sự du nhập của công nghệ hiện đại nhưng vì sự say mê với sản phẩm truyền thống muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, vợ chồng ông vẫn tiếp nối nghề này. Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng mỗi ngày ông Thứ và bà Trần Thị Công vẫn hăng say làm ra những chiếc quạt sừng để cung cấp ra thị trường.
Sở dĩ người ta gọi quạt Dân Hòa là quạt sừng bởi hai chiếc nan cái (nan ngoài cùng) hai bên quạt được gắn sừng trâu. Sừng trâu được người làng mua ở làng Thụy Ứng (Thường Tín) sau đó họ đem về gia công, khoan lỗ, mài tỉa cho thành hình nan quạt. Phần gia công nan quạt từ sừng trâu đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn trọng bởi nếu không khéo tay, thiếu độ chính xác thì sừng trâu sẽ bị hỏng.
|
Theo ông Thứ, để làm được một chiếc quạt đẹp, bền, có hồn, đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, trong đó, yếu tố quan trọng là nguyên liệu. Việc chọn nguyên liệu được người làm quạt trong làng chọn lựa khá kỳ công, kỹ lưỡng bởi đặc trưng cần và đủ cho một chiếc quạt phải có: tre già, giấy dó, sừng trâu, quả cậy để làm hồ dán,...
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người thợ sẽ bắt tay vào từng bước làm quạt. Mất khoảng hơn chục công đoạn mới tạo nên một chiếc quạt sừng hoàn chỉnh, tre làm nan quạt đã được ngâm chừng một tháng để chống mối mọt, khi đó người thợ khéo tay sẽ vót nan, ghép quạt và đóng nhài (những miếng thép mỏng có hình hoa để giữ cho nan quạt được chắc chắn). Tiếp đến là công đoạn dán giấy dó lên mặt quạt được người làm sử dụng nước quả cậy thay cho hồ dán bởi nước quả cậy có độ kết dính cao và đặc biệt khi kết hợp với sản phẩm màu sẽ cho ra chiếc quạt theo ý muốn người làm.
Điều đặc biệt những họa tiết hoa văn trên quạt sừng nơi đây đều được thực hiện bằng kỹ thuật châm kim. Đây là kỹ thuật phức tạp và độc đáo nhất tạo nên sự riêng biệt của quạt Dân Hòa với quạt ở những vùng miền khác. Kỹ thuật này được thực hiện dưới bàn tay khéo léo, tỉ mẫn của các nghệ nhân trong làng.
|
Điều đặc biệt là người thợ nơi đây không cần vẽ sẵn mẫu lên quạt, mà hình ảnh được hiện ra sự sáng tạo, tưởng tượng theo bàn tay cầm kim châm thoăn thoắt trên nền tím thẫm của quạt rất tinh vi. Dưới đôi bàn tay khéo léo ấy, bằng kỹ thuật châm kim, người dân xã Dân Hòa tạo nên những chiếc quạt với họa tiết hoa văn hoa lá cành cho tới những họa tiết cầu kỳ như rồng chầu mặt nguyện.
Trải qua thời gian, ngày nay đời sống con người ngày càng được nâng cao, dù không thiếu những phương tiện làm mát hiện đại nhưng quạt truyền thống vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là sự khẳng định sức sống của một làng nghề truyền thống lâu đời và mang một nét đẹp văn hóa đậm chất nông thôn xưa.
|
Để rồi ngày nay, với sự tấp nập, ổn ào, vội vã của cuộc sống phố thị, được cầm trên tay những chiếc quạt giấy làm mỗi người như đang trở về với hình ảnh quen thuộc thuở xưa khi những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt cùng nhau trò chuyện bên cây đa, giếng nước, sân đình. Với ý nghĩa ấy, cứ thế những chiếc quạt của vợ chồng ông Thứ ngày ngày vẫn tiếp tục được sản xuất và đem ra nơi thị thành phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17
Chuyện của những dòng sông
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 16:42
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06