--> -->

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Khám phá ngôi chùa có khuôn viên tuyệt đẹp giữa lòng Hà Nội Khám phá ngôi chùa đặc sắc trên sườn núi Tiêu Sơn

Di sản cổ tự 2.000 năm

Nằm ở cửa ngõ phía Nam kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội; Chùa Yên Phú có lịch sử hơn 2.000 năm tuổi, trải qua phong hóa của thời gian, ngôi chùa vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật và các đạo sắc phong của các triều vua từ thời Lê Trung Hưng đến cuối Triều Nguyễn.

Chùa được sư bà Phương Dung kiến lập từ đầu thế kỷ thứ nhất, nuôi dưỡng hai vị Trung Vũ và Đài Liệm tướng quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đánh đuổi quân Nam Hán. Hiện nay trên cánh đồng làng Yên Phú vẫn còn tồn tại một khu lăng mộ của sư bà Phương Dung và hai tướng quân. Sau khi mất, ba mẹ con bà được Trưng Nữ Vương phong thần, còn dân làng tôn là Thành hoàng làng và thờ phụng đời đời.

Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi
Chùa Yên Phú

Chùa Yên Phú có tiền đường 7 gian, với hai bên tường hồi, phía trước có 2 cột trụ trên đỉnh đắp hình 2 con nghê. Những mảng chạm khắc trang trí trong tiền đường đều mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong hậu cung đắp bệ cao dần. Bệ đầu tiên là nơi bày đồ tụng kinh, trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới bệ này có hầm bí mật để các cán bộ cách mạng ẩn nấp.

Hiện trong chùa còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Đó là cuốn Thần phả, tượng pháp, hoành phi câu đối, các đồ thờ tự có giá trị tín ngưỡng rất lớn. Chùa Yên Phú còn một quả chuông “Thanh Vân tự chung”, đúc năm Thành Thái thứ 2 (1890), hai tấm bia khắc năm Thành Thái thứ 3 (1891), Bảo Đại năm thứ 3 (1929) và 33 pho tượng Phật, tượng thần, tượng mẫu, tượng tổ mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19. Trong chùa Yên Phú còn giữ bức Đại tự đề tên chùa Khánh Hưng tự, dựng năm Thành Thái thứ 4 (1902). Tam bảo có đôi câu đối làm năm Bảo Đại thứ 2 (1928).

Những hình ảnh cổ xưa nhất về kiểu dáng, kiến trúc chùa Yên Phú được chụp năm 1930 cho thấy, ngôi chùa đã được xây dựng theo hướng Tây và mang phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Từ đó cho đến khi bước sang thế kỷ 16, chùa vẫn chỉ có quy mô nhỏ và càng ngày càng lâm vào tình trạng cũ nát. Thể theo nguyện vọng của các tăng ni, phật tử và nhân dân, năm 2008, chùa Yên Phú được khởi công trùng tu và khánh thành ngày 20/11/2011.

Ngôi chùa mới bao gồm ba tòa nhà ba tầng, với một tầng hầm, dàn ngang theo hình chữ Nhất, mặt bằng được xây rộng 1.800m2, trong đó khu nội tự rộng 1.260m2. Hai cổng tam quan nội, ngoại ở mặt Tây và mặt Nam đều có ba mái cao thấp khác nhau, xây bằng bê tông, bên trên đề chữ bằng quốc ngữ như kiểu chùa Quán Sứ.

Vườn tháp mộ trước sân là dấu tích kiến trúc của ngôi chùa cũ. Tuy vậy, qua tư liệu có thể thấy, chùa Yên Phú có bề dày lịch sử lâu đời, có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu đạo Phật trong buổi đầu du nhập vào cộng đồng cư dân Việt cổ; đó là sự dung hội giữa Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa.

Giá trị tâm linh và truyền thống cách mạng

Lịch sử cũng đã ghi nhận, chùa Yên Phú từng là đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh đồn Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chùa Yên Phú nói riêng, nhân dân Yên Phú nói chung, đã tích cực tham gia cùng Việt Minh trong kháng chiến (trong đó có cả nhà sư trụ trì). Bản thân ngôi chùa trong những năm 1945 - 1954 đã được chọn là cơ sở hoạt động của chi bộ Đảng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chùa Yên Phú được chọn làm kho hậu cần chi viện cho bộ đội Thủ đô.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân thôn Yên Phú cũng đóng góp đáng kể sức người, sức của, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Yên Phú đã qua một cuộc trùng tu lớn để kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Chùa không những trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho các Phật tử, mà còn là một địa chỉ du lịch quan trọng phía Nam Thủ đô Hà Nội.

Tại Lễ tưởng niệm 2.000 năm lịch sử sư bà Phương Dung với Đạo pháp và Dân tộc, ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì nhấn mạnh: “Chùa Yên Phú từ lâu đã trở thành một di tích lịch sử, một địa điểm chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, là nơi lưu truyền nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu trong các cuộc chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Với những thành tích tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1988”.

Đặc biệt, mới đây, thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội, nhà chùa đã bàn giao hơn 1.000 mét vuông đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.

Cổng chùa Yên Phú hiện nay đã được lùi vào phía trong phần diện tích đất ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng. Phần đất được bàn giao là một phần khuôn viên cây xanh phía trước, không ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi chùa. Nhà chùa đang tích cực hoàn thiện cổng chùa để bà con đón ngày hội làng. Lễ hội chùa Yên Phú diễn ra vào mùng 5 đến mùng 7 tháng 11 âm lịch hằng năm, cũng chính là hội làng Yên Phú. Vào ngày hội, nhân dân rước kiệu từ đình miếu ra lăng mộ sư tổ Phương Dung, sau đó rước về chùa. Kiệu của sư tổ đi phía trước, phía sau là kiệu của hai tướng quân Trung Vũ và Đài Liệu.

Sử liệu cũng cho thấy, năm 40 đầu Công Nguyên, tức cuối thời Vua Hùng Vương thứ 18, bà Phương Dung (người phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam) trong một lần cùng ba mẹ mình tới châu Thường Tín - Thăng Long (nay là Thanh Trì - Hà Nội), khi qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, duyên lành bay tỏa, bà đã quyết định ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân tự. Điều này cho thấy, ngôi chùa Yên Phú đã được xây dựng từ trước đó và thuộc loại chùa cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Và bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Theo Bộ Tài chính, việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp 20% trên thu nhập cần lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến đất đai, nhà ở, hay mức độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu cũng như hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký, chuyển nhượng đất đai, bất động sản...
"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai họa bất ngờ ập đến trước thềm đoàn tụ, Lan Anh nhập viện cấp cứu

"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai họa bất ngờ ập đến trước thềm đoàn tụ, Lan Anh nhập viện cấp cứu

Tập 37 của “Dịu dàng màu nắng”, tiếp tục khiến khán giả nghẹt thở với hàng loạt tình huống căng thẳng và đầy cảm xúc. Khi tưởng chừng hạnh phúc gia đình đã gần trong tầm tay, biến cố bất ngờ lại xảy ra với Lan Anh (Lương Thu Trang), đẩy cô và gia đình vào một cuộc khủng hoảng mới.
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nhận định trận nữ Tây Ban Nha vs nữ Đức: Cuộc đụng độ đỉnh cao

Nhận định trận nữ Tây Ban Nha vs nữ Đức: Cuộc đụng độ đỉnh cao

Vào lúc 02h00 ngày 24/7, sân cỏ châu Âu sẽ chứng kiến một trong những cuộc đối đầu được mong đợi nhất tại vòng bán kết Giải vô địch nữ châu Âu 2025: Tây Ban Nha đối đầu với Đức. Đây không chỉ là cuộc chạm trán của hai thế lực bóng đá nữ hàng đầu thế giới mà còn là màn so tài giữa một bên sở hữu bản lĩnh và lịch sử áp đảo với một bên đang ở đỉnh cao phong độ và khát khao chinh phục.
Nhận định Ostrava vs Legia: Cuộc đối đầu đầy ẩn số tại Europa League

Nhận định Ostrava vs Legia: Cuộc đối đầu đầy ẩn số tại Europa League

Vào lúc 0h00 ngày 25/7, người hâm mộ bóng đá sẽ hướng sự chú ý về trận đấu lượt đi vòng sơ loại thứ hai Europa League 2025/26 giữa Ostrava và Legia Warszawa. Cuộc chạm trán này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc khi cả hai đội đều mang theo những kỳ vọng và thách thức riêng trong hành trình tìm kiếm tấm vé vào vòng đấu chính thức của giải đấu danh giá cấp châu lục.
Nhận định trận FC Astana vs Zimbru Chisinau: Chủ nhà khẳng định đẳng cấp

Nhận định trận FC Astana vs Zimbru Chisinau: Chủ nhà khẳng định đẳng cấp

Vào lúc 21h00 ngày 24/7, người hâm mộ bóng đá sẽ hướng sự chú ý về sân Astana Arena, nơi diễn ra trận lượt đi vòng sơ loại thứ hai UEFA Conference League 2025/26 giữa chủ nhà FC Astana và Zimbru Chisinau.

Tin khác

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Xem thêm
Phiên bản di động