-->

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Điểm sáng nổi bật nhất là sự bùng nổ trong lĩnh vực giải trí đại chúng, hai chương trình "Anh trai say hi" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã tạo nên những kỷ lục chưa từng có. Cơn sốt săn vé concert của cả hai chương trình khiến mạng xã hội bùng nổ, hệ thống bán vé liên tục quá tải. Theo công bố của Google, hai chương trình này đã dẫn đầu xu hướng tìm kiếm trong lĩnh vực giải trí năm 2024, được các chuyên gia đánh giá là những cú hích lớn cho ngành công nghiệp biểu diễn nội địa.

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Concert "Anh trai say hi" phát tín hiệu tích cực về ngành công nghiệp văn hóa nước nhà.

Bên cạnh đó, dấu ấn mới là sự phục hồi và phát triển của các nhà hát truyền thống. Cả 12 nhà hát trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm từ đầu tháng 12. Trong đó, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã tạo nên kỷ lục với hơn 1.000 suất diễn - một con số chưa từng có trong lịch sử hoạt động của đơn vị này.

Đặc biệt, nghệ thuật Tuồng - vốn được xem là kén khán giả - đã có bước đột phá khi thu hút đều đặn 350 khán giả mỗi suất diễn tại rạp Hồng Hà. Thành công này không chỉ nằm ở con số, mà còn ở việc khơi dậy được sự quan tâm của công chúng với một loại hình nghệ thuật truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Nhà hát Tuổi trẻ cũng để lại ấn tượng đặc biệt khi liên tục ra mắt các chương trình mới phục vụ thanh thiếu niên. Với bốn vở diễn mới thuộc dự án "Mùa hè yêu thương 2024" và sự điều chỉnh linh hoạt khung giờ biểu diễn, nhà hát đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và các khán giả nhí tiếp cận nghệ thuật.

Năm 2024 cũng chứng kiến sự vươn xa của nghệ thuật Việt Nam trên trường quốc tế. Tiết mục "Đu nón 4 nữ" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế "IDOL" lần thứ 8 ở Nga - một thành tích đáng tự hào trong lần đầu tiên xiếc Việt Nam được vinh danh tại "cường quốc" của nghệ thuật xiếc thế giới.

Nhà hát Múa rối Việt Nam cũng gặt hái thành công với các chuyến lưu diễn tại Mỹ, ba chuyến tại Nhật Bản và một chuyến tại Đài Loan. Bên cạnh đó, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đều có những hoạt động hợp tác quốc tế sôi nổi và thành công.

Một dấu mốc quan trọng trong năm 2024 là Festival Jazz quốc tế lần thứ I tổ chức tại Nha Trang. Sự kiện quy tụ hơn 100 nghệ sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng đến từ Việt Nam, Mỹ, Singapore và Hàn Quốc. Festival không chỉ mang đến những màn trình diễn đa dạng từ Classic, Bossa Nova đến Jazz Funk và World Music, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới.

Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ ngành Nghệ thuật biểu diễn năm 2024, trong năm, ngành đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với các Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương để tăng cường có hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học đã từng bước đi vào nề nếp, không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, mà còn hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong việc phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; các đơn vị nghệ thuật từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật trên cả nước thực hiện nghiêm Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, phối hợp tốt với Thanh tra các Sở, Thanh tra liên ngành nhằm hạn chế, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm xảy ra; các địa phương thực hiện nghiêm Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới...

Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng theo NSND Xuân Bắc, ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các vấn đề về chính sách đãi ngộ, chế độ bồi dưỡng và mức lương cho nghệ sĩ, diễn viên vẫn chưa thực sự tương xứng với đòi hỏi của nghề nghiệp và tình hình thực tế.

Bước sang năm 2025, ngành Nghệ thuật biểu diễn đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là việc xây dựng Nghị định mới về chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập. Đồng thời, ngành cũng sẽ tập trung vào việc ban hành các thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực, từ tổ chức biểu diễn đến bảo tồn nghệ thuật truyền thống.

Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2024, ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức mới để tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong việc thu hút thế hệ trẻ tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong thời đại mới.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).

Tin khác

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Tuổi nào xông nhà đẹp nhất năm Ất Tỵ 2025?

Tuổi nào xông nhà đẹp nhất năm Ất Tỵ 2025?

(LĐTĐ) Xông nhà (hay xông đất) là phong tục truyền thống quan trọng trong Tết Nguyên đán. Người Việt tin rằng người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa sẽ ảnh hưởng đến vận may, tài lộc và sự bình an của gia đình trong cả năm. Vì vậy, chọn tuổi xông nhà hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ và năm Ất Tỵ là điều cần thiết.
Mua gì đầu năm mới để cầu may mắn và tài lộc?

Mua gì đầu năm mới để cầu may mắn và tài lộc?

(LĐTĐ) Trong quan niệm dân gian Việt Nam, đầu năm mới là thời điểm quan trọng để bắt đầu một khởi đầu may mắn. Việc mua một số món đồ tượng trưng cho tài lộc, may mắn được coi là cách "mở cửa tài lộc" và mang lại sự thịnh vượng cho cả năm.
Xem thêm
Phiên bản di động