Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách
Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu Sen Tây Hồ Giữ hương trà sen Tây Hồ Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội |
Trong văn hóa người Việt, hoa sen mang hình tượng cao quý, thuộc bộ tứ quý “lan, sen, cúc, mai”. Hoa sen đã trở thành Quốc hoa của Việt Nam bởi sự thân thuộc, gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay. Hoa sen hội đủ cả sắc và hương, biểu trưng cho sự thanh khiết, bình dị mà thanh cao.
Trà sen Tây Hồ được giới thiệu tới du khách trong Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024. |
Quận Tây Hồ nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, nơi được thiên nhiên ưu đãi, nổi bật không chỉ với Hồ Tây - lá phổi xanh của Thành phố, mà còn có sen Bách Diệp, một giống sen có 100 cánh, bông to, hương thơm đặc trưng rất khác biệt so với các loài sen khác. Người dân trồng sen Tây Hồ coi đây là một đặc ân được trời đất ban tặng và đặc biệt các hồ sen lại được hiện diện bên cạnh Hồ Tây thơ mộng, đó cũng chính là niềm tự hào của người dân Tây Hồ.
Người dân Tây Hồ yêu sen không chỉ vì dáng hình, hương thơm và ý nghĩa tâm linh, mà còn bởi sen mang lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội. Cây sen không chỉ được khai thác sản phẩm từ hoa để cắm, trang trí mà hạt sen tươi, củ sen, hạt sen khô được sử dụng làm nguyên liệu để nấu ăn hay chế biến thành các sản phẩm ăn liền rất ngon và tốt cho sức khỏe; trà tâm sen, trà ướp hoa sen, trà lá sen... là những đặc sản gắn liền với thói quen thưởng thức trà của người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó các nghệ nhân làng nghề còn sử dụng cây sen làm nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lá sen như túi lá sen, nón lá sen... được du khách nước ngoài rất yêu thích khi tới du lịch nước ta. Nhiều sản phẩm từ sen đã được công nhận là mặt hàng OCOP tiêu biểu.
Tác phẩm nghệ thuật “Thăng Long Huyền Diệu Hoa” được kết từ 10.000 bông hoa sen tại Lễ hội Sen Hà Nội. |
Đặc biệt, đặc sản trà sen Tây Hồ là một trong những sản phẩm mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Với hương thơm dịu nhẹ, vị thanh mát, trà sen Tây Hồ đã trở thành món quà đặc biệt được nhiều người yêu thích và lựa chọn cho gia đình, bạn bè.
Nhằm quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa Thăng Long nói chung, của vùng đất Tây Hồ và hoa sen nói riêng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách, để lại những ấn tượng đặc sắc trong mỗi người tham dự. Chia sẻ cảm xúc lần đầu tham gia Lễ hội Sen Hà Nội, nghệ nhân Lưu Thị Hiền, chủ cơ sở trà sen Hiền Xiêm cho biết, sen Bách Diệp đã đem đến niềm tự hào cho người dân Tây Hồ. Trà ướp hương sen Tây Hồ là một thức uống tao nhã trong văn hóa của người Hà Nội. Nhắc đến nghề truyền thống ướp trà sen không thể không nói tới phường Quảng An. Trải qua thời gian, dưới sự cạnh tranh của thị trường, với phương pháp làm thủ công, nhiều áp lực, số hộ theo nghề ướp trà sen chỉ còn rất ít, do đó người dân làng nghề luôn trăn trở làm sao để giữ gìn, bảo tồn, phát huy nghề truyền thống.
Theo bà Xiêm, bà từng đi du lịch tại một số nước Hàn Quốc, Đài Loan và được hướng dẫn viên đưa đến nhiều cơ sở giới thiệu sản phẩm địa phương, khách du lịch mua rất nhiều sản phẩm sau khi nghe câu chuyện của họ. Sau mỗi chuyến du lịch, bà luôn khao khát sản phẩm trà sen cũng được giới thiệu như các nước bạn.
“Gia đình đã có truyền thống ướp trà từ nhiều đời, mỗi năm cung cấp số lượng lớn trà ướp sen ra thị trường nhưng khi tham gia Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tổ chức, gia đình tôi rất phấn khởi. Trước đó cả tháng, chúng tôi háo hức chuẩn bị để mang đến những ấm trà ngon giới thiệu cho du khách tại Lễ hội. Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội lần này sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông”, bà Xiêm cho hay.
Du khách thưởng thức, chọn lựa các sản phẩm làm từ sen tại Lễ hội Sen. |
Với bà Ngô Thị Thân, chủ cơ sở trà sen bà Dần, sen Tây Hồ mang giá trị riêng, để làm được trà sen ngon phải là sen Bách Diệp. Vì thế, bà Thân mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm mở rộng diện tích trồng sen, nhân giống những loại sen quý.
“Thời gian qua, do nhiều lý do, diện tích trồng sen đã bị mai một. Để giữ gìn, khôi phục và phát triển diện tích trồng sen, giữ nét văn hóa của người Hà Nội, văn hóa của người Việt, quận Tây Hồ đã và đang triển khai thực hiện Đề án khôi phục trồng sen Bách Diệp tại các hồ trên địa bàn quận, đó là niềm vui đối với làng nghề chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi có nguồn nguyên liệu đạt chất lượng để cho ra những sản phẩm trà sen truyền thống ngon nhất. Lần đầu tiên tham gia Lễ hội sen Hà Nội, chúng tôi rất hạnh phúc. Đây là cơ hội lớn để quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới đông đảo người dân và du khách”, bà Ngô Thị Thân bày tỏ.
Dưới góc nhìn của một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bà Đoàn Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chuông vàng cho biết: “Việc tổ chức Lễ hội Sen thường niên sẽ giúp cho Hà Nội xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Không những vậy, du khách sẽ được lĩnh hội những giá trị văn hóa, di sản của Thủ đô; tạo cơ hội quảng bá, giao lưu với các nghệ nhân”.
Bên cạnh đó, theo bà Dung, sen Tây Hồ rất quý, nhiều sản phẩm sen đã được khẳng định trên thị trường. Hà Nội có nghệ nhân Phan Thị Thuận ở huyện Mỹ Đức đã làm nhiều sản phẩm lụa từ tơ sen. Điều đó cho thấy, việc phát triển, mở rộng Lễ hội sen Hà Nội sẽ đóng góp cho việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, biến những cái vô hình thành hữu hình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33