-->

Làm vợ lính đảo: Chấp nhận cuộc sống vợ chồng xa cách...

Mặc dù có chồng đang làm việc nơi đầu sóng ngọn gió, bao nhiêu lo toan vất vả cuộc sống đời thường luôn đè nặng lên đôi vai, nhưng các chị đã vượt qua mọi khó khăn vất vả, một mình lo toan gánh vác việc nước, việc nhà.
Để rồi khi sóng lặng, anh sẽ về với em
Người vác đá “xây” Trường Sa
Công tử Hà thành làm lính đảo Trường Sa

Chúng tôi đến khu tập thể gia đình Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân ở phường 11, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở đây có khoảng 200 hộ gia đình. Tuy mỗi người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, mỗi người một miền quê khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là chồng công tác ngoài đảo xa. Tiếp chúng tôi trong căn nhà 65/36 đường Đô Lương, chị Trần Thị Tú kể: “Chị quê Thanh Hoá, vào Vũng Tàu làm ăn từ năm 1993, rồi gặp thượng uý Bùi Đình Thát và nên vợ nên chồng”. Ngày mới lấy nhau cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn thiếu thốn. Cưới nhau được hơn một năm, khi chị vừa sinh con trai đầu lòng thì anh lại khoác ba lô ra Nhà giàn Phúc Tần công tác.

Ở nhà, một mình chị phải lo toan có thể nói là “núi” công việc. Mở mắt ra là lo cho con ăn, chở con đi học…rồi lại đến cơ quan làm việc, trưa lại về lo đón con… có những lúc con ốm con đau, bệnh tật, trái gió trở trời, bao nhiêu công công việc đè nặng lên đôi vai, chị lại lặng lẽ một mình âm thầm giải quyết. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình chị, đơn vị đã tạo điều kiện cấp đất, cho vay tiền để chị nuôi lợn, nấu rượu và tranh thủ thời gian nhàn rỗi nhận hàng gia công về làm để tăng thêm thu nhập. Hiện nay, cuộc sống tuy vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng chị Tú rất tự hào và hãnh diện vì chồng mình đang làm nhiệm vụ nơi biển xa, con trai chị Bùi Tuấn Đạt đang học năm thứ 2 đại học Bách Khoa – TP. Hồ Chí Minh.

Làm vợ lính đảo: Chấp nhận cuộc sống vợ chồng xa cách...

Chị Mai, vợ thiếu tá Đậu Đình Phú đang kèm cho con học.

(Ảnh Thanh Hải)

Chị Phạm Thị Mai, vợ của thiếu tá Đậu Đình Phú ở hẻm 80 đường Đô Lương, cũng có hoàn cảnh như chị Trần Thị Tú. Ngày anh và chị lấy nhau, anh là nhân viên cơ yếu Nhà giàn Tư Chính 4, đóng trên thềm lục địa phía Nam. Yêu anh, chị chấp nhận khó khăn, gian khổ của người lính, chị Mai nhớ lại: “Ngày mới lấy nhau cực lắm, là vợ lính đảo, mình phải tự lập hoàn toàn. Năm năm chung sống thì chỉ có một cái Tết vợ chồng được đón giao thừa cũng nhau. Cuộc sống của anh gắn liền với đảo xa, bao nhiêu công việc gia đình xã hội, mình đều lo gánh vác hết”. Ngừng một lát cho bớt xúc động, chị Mai tâm sự: “Lính là như thế đấy, lấy nhau là chấp nhận cuộc sống vợ chồng xa cách..”.

Mặc dù khó khăn vất vả là như thế, nhưng chị Mai luôn đảm đang lo trọn việc nước, việc nhà. Bản thân chị liên tục giữ vững danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Gia đình chị năm nào cũng được công nhận là gia đình văn hoá, 2 con ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, ai cũng thán phục.

Không chỉ chu toàn việc nhà, nuôi dạy con cái, những người vợ lính Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân còn hết lòng chăm sóc chu đáo gia đình chồng. Điển hình là gia đình chị Tâm ở sát nhà chị Tú. Chị Tâm có chồng đang công tác tại đảo Núi Le, cách đất liền gần 300 hải lý. Lấy nhau hơn 10 năm, nhưng anh đi biền biệt, ít khi có mặt ở nhà. Ở nhà một mình chị không chỉ lo toan xoay sở công việc gia đình, mà còn lo thuốc thang cho mẹ chồng ốm liệt giường không đi lại được. Ngày anh ở đảo về thấy mẹ mình khoẻ mạnh, bênh tình thuyên giảm, các con học hành tốt, anh mừng rơi nước mắt và rất tự hào vì có người vợ hiền chung thuỷ, đảm đang công việc nhà.

Hiểu và chia sẻ với những người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc, cứ mỗi chuyến tàu ra đảo, các chị lại gửi chút quà quê hương, có khi chỉ là gói vải thiều khô, túi trà Bắc, bịch sắn dây khô, những quả chanh gói kỹ trong bịch có thể để lâu và không thể thiếu lá thư nhà… các anh đều mừng khôn xiết và chia sẻ cùng nhau.

Chúng tôi hiểu, trong suy nghĩ của những người lính, những gian lao, sóng gió nơi đảo xa không thấm vào đâu sơ với sự hy sinh của những người vợ nơi đất liền. Các chị đã tích cực lao động cống hiến và chấp nhận hy sinh thầm lặng, để người thân của mình yên tâm với nhiệm vụ được giao, ngày đêm canh giữ biển, đảo, thềm lục địa phía Nam thân yêu của Tổ quốc.

Nguyễn Thanh Hải (TP. Vũng Tầu)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Những ngày cuối tháng 4, giá thực phẩm tại các chợ và siêu thị tăng cao, khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi chi tiêu cho gia đình.
Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, cùng 44 công nhân đang thao tác lắp ráp các linh kiện điện thoại di động. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 12.000 chiếc điện thoại 2G thành phẩm nhãn hiệu TECNO T301...
Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, cơ quan Công an phát hiện bị can Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chi 150.000 USD tìm cách “chạy” vụ việc để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.
Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Sửa Luật để sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời” với công chức

Sửa Luật để sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời” với công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất bỏ quy định về thi nâng ngạch; bổ nhiệm cán bộ, công chức vào ngạch tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm; thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động