-->

Làm giàu từ... thức ăn thừa

Theo anh Lê Văn Thắng (32 tuổi, Liễu Giai, Hoài Đức, Hà Nội) thì việc tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi lợi nhuận thu được cao hơn, ổn định hơn so với nuôi bằng cám công nghiệp. Đơn giản thức ăn thừa không phụ thuộc nhiều đến giá cả thức ăn công nghiệp vốn luôn lên xuống thất thường, mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.
lam giau tu thuc an thua 88527 Bảo quản đồ ăn dư thừa thế nào là đúng cách?
lam giau tu thuc an thua 88527 Chiếc tủ lạnh xã hội cho người nghèo, tại sao không?

Thoát nghèo từ việc tận thu đồ ăn thừa

Cuộc sống thường nhật có rất nhiều công việc để mưu sinh. Trong số những công việc đó, có thể kể đến một nghề khá đặc biệt, đó là nghề tận thu cơm, phở, thức ăn thừa để phát triển chăn nuôi.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, mỗi ngày đồ ăn thừa có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn. Lượng thức ăn thừa này nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến môi trường càng thêm ô nhiễm. Xuất phát từ thực trạng đó, rất nhiều người lao động đã có “sáng kiến” tận thu thức ăn thừa từ các quán ăn, khu dân cư để làm thức ăn chăn nuôi. Anh Lê Văn Thắng (Liễu Giai, Hoài Đức, Hà Nội) cũng là một trong những hộ chăn nuôi thoát nghèo từ ý tưởng đó.

lam giau tu thuc an thua 88527
Anh Thắng cho biết nhờ có nghề thu mua thức ăn thừa mà gia đình anh đã thoát nghèo. Ảnh: PV

Anh Thắng tâm sự: “Cách đây chục năm hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn. Gia đình làm nông, vất vả thu nhập chính của gia đình lại chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán. Hồi đó, nhà tôi cũng nuôi lợn, nhưng chỉ nuôi 1- 2 con/lứa để tận dụng cám bã xay xát gạo và rau bèo trong vườn. Đang trong lúc bí bách, thấy một số người trong làng đi thu mua cơm, phở, thức ăn thừa ở các quán xá ngoài Hà Nội về chăn nuôi, tôi đánh bạo đi theo. Lượng thức ăn tận thu được nhiều, gia đình tôi cũng mở rộng quy mô, hiện nay, có khoảng hơn 30 con lợn”.

Những người chăn nuôi đều thừa nhận rằng nuôi lợn từ nguồn thức ăn cơm, phở thừa có giá thành rẻ hơn, người nuôi sẽ có lãi nhiều hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Do vậy mà không chỉ riêng gia đình anh Thắng, còn rất nhiều hộ gia đình ở Hoài Đức cũng có những cách làm tương tự. Những người chăn nuôi đi tìm “mối” thức ăn thừa tại các khu vực dân cư, nhà hàng, quán xá để làm nguồn thức ăn cho động vật ngày càng nhiều. “Đã có rất nhiều gia đình thoát nghèo, làm giàu từ chính đồ ăn thừa bỏ đi”, anh Thắng chia sẻ.

Nghề lắm nỗi gian truân

Vốn là một nghề không mới mẻ, nhưng lại ít người biết đến cho nên người ta cũng không biết đến hết những khó khăn mà người trong nghề phải trải qua. Anh cho biết: “Lúc đầu, tôi cũng cảm thấy rất ngại khi đi thu mua thức ăn thừa. Công việc này vừa bẩn lại vừa nặng nhọc. Vì thức ăn để lâu, lại trộn các loại lại với nhau, ban đầu chỉ cần nhìn vào số thức ăn thừa đó tôi đã phát buồn nôn rồi. Thế nhưng công việc là công việc, cho dù có không muốn cũng phải làm. Vất vả lắm cô ạ”.

Để bắt mối đến các nhà hàng, quán xá thì mỗi nơi anh Thắng phải trả cho mỗi quán từ 200 -300 ngàn đồng mỗi tháng tùy vào lượng thức ăn. Như vậy tính ra, mỗi tháng gia đình anh chỉ mất chi phí khoảng gần 1 triệu đồng để mua thức ăn thừa nuôi lợn. Nhưng công việc yêu cầu phải lấy công làm lãi, người làm nghề phải biết kiên nhẫn và chịu khó.

Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng nóng hay mùa đông rét mướt, cứ sáng sớm tinh mơ, anh Thắng cũng thức dậy thật sớm buộc mấy chiếc xô rỗng sau yên chiếc xe máy cũ, ra khỏi nhà. Tầm 5 giờ 30 phút, anh có mặt tại một nhà hàng Hàn Quốc trong khu vực Mỹ Đình để lấy thức ăn thừa. Chở 4 xô về nhà xong, anh Thắng tiếp tục đi lấy nốt ở một số nhà hàng khác mà anh đã “bắt mối” được trước đó. Lần này anh chưa về thẳng nhà mà lòng vòng ở các dãy phòng trọ, hộ dân là “mối quen” lâu nămđể tận thu tiếp. Cứ thế, 3 xô rỗng còn lại chẳng mấy chốc mà đầy. Chiếc xe máy cũ “khệ nệ” quay về nhà.

Người làm nghề thu mua thức ăn thừa đều những người dân quê quanh khu vực nội thành Hà Nội như ở Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức…Thậm chí có những nơi có nguyên cả một làng, người dân chỉ đi tận thu mua thức ăn thừa. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi không được lớn như chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Ở một số vùng ven đô, có gia đình đã biết kết hợp cả 2 hình thức chăn nuôi này để tăng lợi nhuận.

Bí kíp” kiếm thêm cơm thừa của anh Thắng chính là đi vòng vòng quanh các khu nhà trọ nơi người ta vứt cơm thừa “không thương tiếc”. “Có những bận tôi đi qua, thấy ngươi ta đổ cơm nhiều quá, tiếc, liền đặt vấn đề với chủ nhà trọ là mình mua cái xô để ở đầu dãy, nếu có thức ăn thừa thì đổ vào đó, dồn lại cứ 1, 2 ngày quay lại lấy. Người ta đồng ý ngay, vì mình làm như thế còn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cả khu ấy chứ. Đúng là lợi cả hai bên. Mình thì chỉ mất vài chục nghìn tiền mua cái xô, để đó quanh năm lấy cơm thừa thoải mái”, anh Thắng khoái chí chia sẻ.

Anh Thắng cho biết thêm, nghề này cũng phải “cạnh tranh” khá khốc liệt, bởi càng ngày số người chăn nuôi đi thu, mua thức ăn thừa càng nhiều, nếu không khéo là mất “mối” ngay. “Để giữ “mối”, ngoài tiền trả cho chủ quán cơm, phở, vợ chồng tôi còn phải dành thời gian để phụ giúp chủ quán những việc lặt vặt như mài dao, nhặt rau, lau bàn ghế…Nói chung là lấy lòng người ta để cho công việc cả hai bên thuận lợi hơn.

Tiếp tục câu chuyện của mình, anh Thắng chia sẻ: “Những người làm nghề như tôi chỉ nghỉ ngày mùng một tết Nguyên Đán, còn lại ngày nào cũng đi gom. Đây là nguồn thức ăn rẻ, lợn ăn loại này thịt chắc, ngon hơn loại heo nuôi bằng bột, được khách hàng ưa chuộng. Vậy nên mưa to gió lớn mấy cũng đi, thời điểm nuôi ít hơn cũng đi lấy. Lúc mình không sử dụng hết thì bán lại cho người khác. Có như vậy mới giữ được “mối”, đảm bảo nguồn thức ăn từ năm này qua năm khác cho những đàn lợn của mình”.

Trên đường, thấy bất kỳ chút thức ăn thừa nào nằm lẫn trong đống rác, anh Thắng đều nhặt nhạnh mang về. Theo tâm sự của người đàn ông này, anh trân trọng tất cả những thức ăn thừa mà người ta đem vứt. Với anh, không có thức ăn nào là bỏ đi cả. Bởi từ những thức ăn thừa đó, anh đã nuôi không biết bao đàn lợn trong những năm qua, công việc của anh cũng góp phần nuôi sống cả gia đình mình. Tạm biệt người viết khi trời đã nhá nhem tối, con đường về nhà vẫn còn xa, với 4 thùng nước rác trên xe, người đàn ông này vẫn hạnh phúc với công việc của mình.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động