-->

Kỳ vọng từ những “tư lệnh” ngành

Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã bầu và phê chuẩn 2 Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ. Với tư cách là “tư lệnh” ngành, người dân và cử tri cả nước kỳ vọng những Bộ trưởng, thành viên Chính phủ được bổ nhiệm lần này sẽ tạo ra những đột phá mới trong công tác quản lý Nhà nước cũng như tham mưu với Đảng, Chính phủ có những cơ chế, chính sách để lĩnh vực mình quản lý ngày càng phát triển, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Chính thức bổ nhiệm 2 tân Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ Phân công chuẩn bị nội dung họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 thành viên Chính phủ
Kỳ vọng từ những “tư lệnh” ngành

Trong số 12 tân Bộ trưởng, thành viên Chính phủ thì những Bộ trưởng: Công Thương; Giáo dục - Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Xây dựng; Nội vụ; Văn hóa - Thể thao và Du lịch… được cử tri rất quan tâm.

Với ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương, một trong số ít các thành viên Chính phủ chưa từng đảm nhiệm chức vụ tại Bộ này sẽ phải gánh trách nhiệm rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về Công nghiệp và thương mại. Với lĩnh vực công nghiệp, người dân kỳ vọng trên cương vị Bộ trưởng ông Nguyễn Hồng Diên sẽ chỉ đạo xây dựng nền công nghiệp phụ trợ để phục vụ chiến lược phát triển công nghiệp nước nhà, trong đó có công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp dệt may và bán dẫn…

Cạnh đó, ông cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ “tái cơ cấu” việc triển khai các dự án thủy điện nhỏ và vừa, một trong những yếu tố mà không ít nhà khoa học cho là dẫn đến hệ lụy lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều! Với lĩnh vực thương mại, người dân và doanh nghiệp kỳ vọng, trên cương vị Bộ trưởng ông sẽ có cuộc cách mạng không phải chỉ chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu mà quan trọng phải tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng lớn cho các sản phẩm công, nông nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu (nghĩa là hạn chế tối đa khai thác tài nguyên thô, sản xuất chỉ thông qua sơ chế rồi xuất khẩu)…

Với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, cử tri và người dân mong muốn, ông sẽ tham mưu Chính phủ triển khai tốt 3 nhóm vấn đề: Giảm tải tối đa lượng kiến thức đối với học sinh, để học sinh có thời gian tư duy, phát triển não bộ. Xây dựng văn hóa học đường theo hướng nhân bản (xét góc độ thầy cô và học sinh) và không có sự xáo trộn về nội dung của sách giáo khoa. Đặc biệt, thực hiện triệt để chỉ thị của Thủ tướng, của Bộ về việc dạy thêm, học thêm…

Với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, người nông dân kỳ vọng ông sẽ tham mưu làm tốt hơn nữa công tác tam nông (nông nghiệp - nông dân- nông thôn) đưa nông nghiệp thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa người dân làm nông nghiệp là một “công nhân” nghề nông thời 4.0. Và cuối cùng chấm dứt cảnh “được mùa rớt giá”, không phải còn thấy cảnh “giải cứu nông sản” ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng.

Với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cử tri mong làm sao từ đô thị đến nông thôn quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước, tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch, đô thị phát triển quá nhanh, nông thôn hóa đô thị. Đồng thời, phải tham mưu Chính phủ giải bài toán xây mới nhà chung cư tại các đô thị lớn để góp phần làm cho thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.

Với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, ngoài chức năng quản lý Nhà nước chuyên môn, giới công chức, viên chức, người lao động luôn mong mỏi làm sao tư lệnh ngành tối giản hóa các văn bằng chứng chỉ trong công tác bổ nhiệm cán bộ và tuyển công chức, viên chức như người tiền nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân từng hứa trước Quốc hội (theo thống kê có đến 07 loại văn bằng, chứng chỉ…).

Với Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, bên cạnh kỳ vọng tham mưu cho Chính phủ về việc sớm mở cửa du lịch, lữ hành thông qua hộ chiếu vắcxin, người dân kỳ vọng ông sẽ “uốn nắn” xu hướng thương mại hóa tâm linh, để trả lại nét văn hóa, tín ngưỡng đúng nghĩa mà cha ông truyền lại.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cả biến động, một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Những hoạt động thiết thực trong thời gian qua cho thấy rõ tầm quan trọng và hiệu quả của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội tại địa phương.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Ngày 7/5, tại Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

Tiếp nối thành công của các tác phẩm "Tình ta Hà Tĩnh" và "Biển trời quê hương", nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh vừa cho ra mắt ca khúc mới mang tên "Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp của đồng bằng Bắc Bộ, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng những tiềm năng kinh tế to lớn.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.

Tin khác

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Xem thêm
Phiên bản di động