-->

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Ba thập kỷ “Nhất tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm "Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại tại lễ tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm chưa phải là quá dài nhưng không phải quá ngắn với đời mỗi con người, song trong chặng đường 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để lại cho mỗi chúng ta bao hoài niệm và rất đỗi tự hào về Tổ quốc mình.

Với quan điểm nhất quán, với ý chí bất diệt như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”- dưới sự lãnh đạo của Đảng cả dân tộc Việt Nam ròng rã suốt hơn 20 năm trời cho cuộc trường chinh vĩ đại giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước. 30/4/1975 đánh dấu thời điểm lịch sử non sông thu về một mối, đất nước trọn niềm vui cả nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm sau ngày thống nhất, đất nước bị kiệt quệ bởi chiến tranh, lại bị chính sách bao vây cấm vận của Chính phủ Mỹ; tiếp đó phải đối phó với các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, trong nước phải thực hiện chính sách kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Nhưng chỉ mất 10 năm, với khát vọng đất nước mạnh giàu, đời sống nhân dân được ấm no, Đảng ta vạch ra con đường đổi mới mà Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đi vào lịch sử, chấm dứt thể chế kinh tế kế hoạch hóa, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, gắn với mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài.

Có thể nói, từ năm 1986 đến nay, đất nước đã thu được những thành tựu chưa từng có trong lịch sử. Từ nước thiếu ăn, nhận viện trợ Việt Nam thành nước xuất khẩu lớn của thế giới, quy mô kinh tế lẫn thu nhập của người dân không ngừng tăng lên; kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục phát triển vượt bậc. Về chính trị, từ thế bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vươn lên thiết lập ngoại giao với tất cả các nước, tổ chức trên thế giới; là đối tác toàn diện với nhiều quốc gia; là đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia, trong đó nhiều nước là cường quốc của thế giới. Việt Nam trở thành tâm điểm của ngoại giao quốc tế.

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Ảnh minh họa.

Thành quả 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt là chặng đường gần 40 năm đổi mới là vĩ đại, song bên cạnh đó, nhìn vào nội tại nền kinh tế, đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm từng phát biểu, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khai thác tài nguyên thô), gia công cho các đối tác nước ngoài (từ các khu công nghiệp) mà tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp mang hàm lượng chất xám, công nghệ, đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quá ít. Trong khi đó, bộ máy của hệ thống chính trị quá cồng kềnh, dẫn đến chi hành chính nhiều hơn chi cho đầu tư và an sinh xã hội. Đây chính là những nhân tố có thể đưa đất nước vào bẫy thu nhập trung bình.

Nhận biết được điều này, Đảng ta đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang tiến hành triển khai việc tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị; ban hành các nghị quyết liên quan đến phát triển đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; khơi dậy kinh tế tư nhân là động lực kinh tế đất nước, gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số…Nỗ lực vì mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân năm 1975 bất diệt, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết toàn dân, chúng ra vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hai sự kiện điện ảnh quan trọng trên phạm vi cả nước.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Tin khác

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Xem thêm
Phiên bản di động