"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Đưa công nghệ đến với từng người dân
Những ngày qua, sau khi biết đến nền tảng “Bình dân học vụ số”, bà Nguyễn Thị Xuyên (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã nhờ các con hướng dẫn và tự bắt đầu mày mò, tìm hiểu về công nghệ, các thiết bị, ứng dụng số hiện nay.
Bà Xuyên vô cùng bất ngờ khi trên nền tảng đã giới thiệu, phổ cập nhiều kiến thức, kỹ năng số cơ bản cho người dân; tổ chức các khóa học trực tuyến về kỹ năng số thiết yếu; hướng dẫn sử dụng máy tính, thiết bị thông minh, mạng xã hội và dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, hỗ trợ người dân tương tác với chính quyền qua nền tảng số; tuyên truyền về an toàn thông tin, phòng tránh lừa đảo số, nhận diện tin giả, bảo mật dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
![]() |
Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động, lan tỏa nhằm tăng năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân. |
"Khi tôi bắt đầu vào tìm hiểu công nghệ trên nền tảng "Bình dân học vụ số", tôi cảm thấy như mình đang mở ra một cánh cửa mới. Trước đây, tôi nghĩ rằng công nghệ chỉ dành cho người trẻ, nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng, tuổi tác không phải là rào cản để học hỏi. Đặc biệt, các bài học về kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, nâng cao nhận thức an toàn trên không gian số… giúp tôi nhận diện và tránh được các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng”, bà chia sẻ.
Tương tự, ông Lê Văn Hưng (57 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước đây, ông còn bỡ ngỡ và khó khăn khi sử dụng điện thoại thông minh, máy vi tính, nhưng gần đây, ông dần dần nắm bắt được cách sử dụng các ứng dụng, gửi tin nhắn, và thậm chí là video call với con cháu. Điều này đã giúp ông kết nối với thế giới bên ngoài,
“Phong trào "Bình dân học vụ số" không chỉ giúp tôi hiểu biết hơn về mặt công nghệ, mà còn giúp tôi thay đổi tư duy và cách sống. Tôi trở nên tự tin hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin và giải trí. Tôi cũng có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến để thực hiện các giao dịch hằng ngày một cách dễ dàng hơn”, ông Hưng thông tin.
Được biết, mới đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, Thành phố triển khai sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số" trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Thông qua đó, nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Động lực quan trọng để phát triển đất nước
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, xác định là động lực quan trọng để phát triển đất nước, nhất là trong thời gian gần đây; đồng thời được chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Trong đó, thể chế về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiếp tục được hoàn thiện; hạ tầng số phát triển mạnh mẽ; kinh tế số có bước phát triển vượt bậc; dữ liệu số được xây dựng và đẩy mạnh kết nối, khai thác; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từng bước phát triển hiệu quả; một số doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ nguồn; xếp hạng quốc tế của Việt Nam tiếp tục được cải thiện.
![]() |
Là người phát động phong trào "Bình dân học vụ số", Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhấn mạnh: "Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng nó vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ".
Vừa qua, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” nhằm tạo khí thế mới trong toàn xã hội thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ…
Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” được phát động với 3 quyết tâm chiến lược: Đổi mới tư duy, hoàn thiện thể chế để kiến tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng công nghệ đột phá và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại; triển khai đồng bộ chuyển đổi số trên toàn xã hội, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Phát biểu tại Lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại, mà còn là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Phân tích tình hình thế giới và khu vực, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra nhanh, sâu sắc, toàn diện hơn, nhất là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo Thủ tướng, Việt Nam cần phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực mới, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước; vì khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là không có giới hạn, không có biên giới, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
Có thể thấy, hiện nay, trong kỷ nguyên số và hướng tới một xã hội thông minh, mỗi người cần chủ động học hỏi và thích nghi để không bị bỏ lại phía sau. Việc ứng dụng công nghệ đang hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là sự chuyển đổi sang phương thức sản xuất số, nơi con người và trí tuệ nhân tạo phối hợp ngày càng chặt chẽ.
Vì vậy, kiến thức về công nghệ, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo; kỹ năng sử dụng công cụ số như điện thoại, phần mềm, nền tảng số; và khả năng bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng đã trở nên thiết yếu như việc biết đọc, biết viết trong xã hội hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 21/04/2025 19:53

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 20:53

Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 17:37

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 16/04/2025 13:34

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 15/04/2025 20:48

Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 14/04/2025 20:57

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 09/04/2025 14:32