-->

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số” “Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Xóa mù” về chuyển đổi số

Trong bước chuyển mới của thời đại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có. TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số Việt Nam chia sẻ, khoa học công nghệ đã có sự phát triển thần tốc, kỳ diệu và ngoạn mục, ngoài sức tưởng tượng của con người.

Khoa học đã mở ra tầm nhìn vô tận, không có ràng buộc nào, đồng thời thay đổi các nền kinh tế, trật tự thế giới nhanh đến chóng mặt. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ cho chúng ta công cụ quản lý chuẩn mực, thông minh, hạn chế được bất cập trong hành chính công, phục vụ đời sống con người.

TS Lê Doãn Hợp nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu; chuyển đổi số phải dành cho tất cả và sẽ thất bại nếu chỉ dành cho người giỏi công nghệ. Do vậy, để theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ thông tin mỗi người phải tự nâng cao sự tự giác học tập, tìm tòi. Đặc biệt phải có một phong trào rộng lớn, có quy mô rộng khắp để tất cả người dân có cơ hội tiếp cận thông tin, thành tựu khoa học công nghệ.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đối ngoại và Ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, các chuyên gia nhận định: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là những yếu tố quyết định giúp Việt Nam vươn lên. Đồng thời nhận định, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng đang triển khai các giải pháp để đẩy mạnh hấp thụ công nghệ và lan tỏa tri thức số trong toàn dân, trong đó “Bình dân học vụ số” là một ví dụ điển hình.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về nền tảng “Bình dân học vụ số” - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, khái niệm “Bình dân học vụ số” được ví như cuộc cách mạng xóa mù chữ cách đây gần 80 năm - nhưng lần này là “xóa mù công nghệ”. Phong trào “Bình dân học vụ số” là một phần trong chiến lược phát triển toàn diện của quốc gia nhằm thu hẹp khoảng cách số; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến; thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời.

Tại lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, nếu nhận thức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay, không thể không nói đến xã hội số, quốc gia số và công dân số toàn diện, toàn trình. Từ đó, không thể không có phong trào “Bình dân học vụ số”.

Thủ tướng cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư Tô Lâm về phong trào Bình dân học vụ số "không chỉ là một sáng kiến giáo dục, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai", từ đó xây dựng một xã hội không chỉ giàu tri thức mà còn giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển.

"Đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, phát triển mạnh mẽ với động lực chính đến từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số", Thủ tướng nói. "Cần phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, đó là phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn dân, tức là "xóa mù" về chuyển đổi số".

Thủ tướng nêu rõ, phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.

“Bình dân học vụ số”, sứ mệnh trong kỷ nguyên mới

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định, chuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế; khát vọng phát triển, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao.

Phong trào "Bình dân học vụ số" là lời đáp mang tính thời đại cho nhiệm vụ xóa mù công nghệ số; kế thừa tinh thần của phong trào "Bình dân học vụ" năm xưa, nhưng được đặt trong một bối cảnh hoàn toàn mới: Kỷ nguyên số, nơi công nghệ là ngôn ngữ phổ thông của phát triển. Phong trào có mục đích nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân giống như “xóa mù chữ” trước đây, và nguồn lực là từ tất cả mọi thành phần trong xã hội.

Phong trào này đang được triển khai rộng khắp cả nước với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp công nghệ và cộng đồng khởi nghiệp. Mục tiêu không chỉ là đưa công nghệ tới từng người dân, mà còn khơi dậy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng một lực lượng người dân có kỹ năng số, có thể làm chủ các tiện ích số trong cuộc sống, từ thanh toán điện tử đến khai báo y tế, từ làm việc từ xa đến học tập trực tuyến.

Lan tỏa công nghệ, chuyển đổi số tới từng người dân.

Là trái tim của cả nước, năm 2025, Hà Nội đang chứng kiến một làn sóng "học để số hóa" lan tỏa tới khắp các địa phương trên địa bàn Thủ đô… Thành phố đã triển khai sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số" trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Đồng thời, Thành phố ban hành Kế hoạch để triển khai toàn diện, sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số" đến tận thôn, tổ dân phố, khu dân cư, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số.

Các quận, huyện đồng loạt thực hiện phát động, ra quân triển khai phong trào, đặt mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện. Có thể lấy ví dụ như quận Đống Đa phấn đấu đến năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khu vực công có kiến thức, kỹ năng sử dụng nền tảng số; toàn bộ học sinh, sinh viên được trang bị kỹ năng số; ít nhất 80% người dân trưởng thành làm chủ công cụ công nghệ trong môi trường số hóa.

Quận Tây Hồ cũng đặt mục tiêu năm 2026 có trên 95% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc; 100% học sinh trung học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số; 80% người lao động có kiến thức cơ bản về công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động… Đặc biệt, ngay sau lễ phát động, quận đã tổ chức truyền đạt kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), mở đầu cho chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức công nghệ.

Không chỉ riêng cấp chính quyền, những ngày qua, phong trào “Bình dân học vụ số”, những "lớp học số" không còn bó hẹp trong không gian truyền thống, mà đã lan tỏa đến từng khu dân cư, thậm chí là trên không gian mạng.

Giống như thành viên cốt cán của bình dân học vụ năm xưa - ngày nay các đội hình tổ "Bình dân học vụ số" với nòng cốt là Chi bộ Đảng, đoàn viên thanh niên nhiệt huyết, được trang bị kiến thức và kỹ năng trực tiếp "cầm tay chỉ việc" cho người dân, nhất là người lớn tuổi. Từ những thao tác cơ bản trên điện thoại thông minh, cách sử dụng các ứng dụng hữu ích như VNeID, dịch vụ công trực tuyến, đến các kỹ năng giao dịch trực tuyến an toàn, tất cả đều được hướng dẫn một cách tận tình, dễ hiểu.Tinh thần học tập từ già đến trẻ đều sục sôi, nhiệt huyết và diễn ra liên tục trong đời sống.

Tại khu dân cư số 9, phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), lớp học "Bình dân học vụ số" dành cho người cao tuổi do ông Đinh Ngọc Sơn, Bí thư Chi bộ, nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã mang đến một cách tiếp cận công nghệ gần gũi, thiết thực và đầy cảm hứng. Trong căn phòng chỉ rộng vài chục mét vuông, cũng là nhà riêng của Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn, các học viên (người cao nhất đã 80, trẻ nhất cũng ngoài 65 tuổi) chăm chú nghe hướng dẫn để làm quen và sử dụng những ứng dụng công nghệ mới trên chiếc điện thoại thông minh. Tất cả học viên đều mong muốn biết cách sử dụng những công nghệ mới để không bị tụt hậu trong thời đại số.

Từ những bước đi cụ thể, bài bản, chắc chắn, phong trào “Bình dân học vụ số” tạo động lực mới, sức mạnh mới. Kết quả đạt được của phong trào sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc, để Việt Nam vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Để phát triển công nghệ và phong trào “Bình dân học vụ số”, TS Lê Doãn Hợp cho rằng, phải tập trung và đổi mới công tác giáo dục – đào tạo so với trước đây. Ngành Giáo dục phải làm căn cơ, nếu không “học thật, làm thật” sẽ rơi vào hình thức, đối phó, cốt làm cho có, mà không đi vào thực tế, thế hệ trẻ, người dân sẽ không thực sự tiếp cận và áp dụng công nghệ số.

Cần đào tạo thực chất, giúp người dân biết cách sử dụng công nghệ số trong đời sống và công việc hằng ngày chứ không chỉ dừng lại ở việc nghe lý thuyết mà còn biết “dùng công nghệ số” để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Chuyên gia trí tuệ nhân tạo Lê Công Thành, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Chọn lọc thông tin cho rằng, Việt Nam cần sớm có chiến lược ứng dụng AI rộng rãi vào quản lý và phát triển kinh tế. Nếu không tận dụng đúng thời điểm, quốc gia sẽ tụt hậu trong cuộc đua số toàn cầu.

Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ là hoạt động tuyên truyền, mà là bước đi thực chất trong chiến lược quốc gia số. Muốn thành công, cần sự chung tay từ toàn xã hội, trước hết là lan tỏa kỹ năng công nghệ số đến từng người dân. Khi mỗi cá nhân làm chủ công nghệ, Việt Nam sẽ từng bước bứt phá, khẳng định vị thế là quốc gia số tiên tiến trong tương lai gần.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 sẽ nhận được chế độ từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ. Việc chi trả sớm chính sách an sinh nhằm tạo điều kiện cho người hưởng vui đón 50 năm Ngày thống nhất đất nước và kích cầu tiêu dùng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 trước cửa Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, lũy kế hết tháng 3/2025, thành phố Hà Nội có 94.143 đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); với tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tính đến hết tháng 3/2025 là 5.974,5 tỷ đồng.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện giao Bộ Quốc phòng, Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo các cơ quan... tăng cường công tác bảo đảm an ninh dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ngày 24/4, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc. Một số dự án phải hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2025, không được lùi tiến độ.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định…
Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Xem thêm
Phiên bản di động