--> -->

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.

Hội nghị kết nối chuyên gia ngoại khoa quốc tế “Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

Sáng 10/4, UBND quận Đống Đa phối hợp với LĐLĐ quận tổ chức toạ đàm, phát động phong trào “Quận Đống Đa với Bình dân học vụ số”. Dự chương trình có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Bí thư Quận uỷ Đống Đa Đinh Trường Thọ.

Hiệu quả trong công tác chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Chuyển đổi số đã tham gia vào mọi mặt hoạt động của đất nước từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đó, quận Đống Đa đã quán triệt và hiện thực hóa các chủ trương, đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực trên toàn quận, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận Đống Đa, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội và quận Đống Đa bấm nút phát động Phong trào “Quận Đống Đa với Bình dân học vụ số”.

Cụ thể, với công tác cải cách hành chính, quận đã xây dựng “Đề án ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số trong hoạt động trong hệ thống chính trị quận Đống Đa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, duy trì thực hiện giải quyết thủ tục hành chính không chờ tại Bộ phận Một cửa tại 17 phường. 100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trên môi trường mạng; 100% các cơ sở y tế thực hiện chuyển đổi số, triển khai bệnh án điện tử; 100% bệnh viện trên địa bàn ứng dụng phần mềm quản lý thông tin bệnh viện; 100% học sinh các cấp có hồ sơ, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử; bước đầu triển khai có hiệu quả việc khai thác, sử dụng các phần mềm AI trong dạy, học.

Chuyển đổi số góp phần phát huy giá trị di tích quận Đống Đa thông qua việc xây dựng trang thông tin điện tử Website "Godongda"… Trong lĩnh vực tư pháp, quận tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác tư pháp, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật;

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhấn mạnh, để hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã sẵn sàng tâm thế, xây dựng các kế hoạch, ưu tiên nguồn lực để phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân.

Trong đó, UBND quận và LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức chương trình tọa đàm, phát động phong trào “Quận Đống Đa với Bình dân học vụ số”. Qua chương trình sẽ tuyên truyền sâu rộng về phong trào "Bình dân học vụ số". Phổ biến đến từng hộ gia đình, người dân về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của việc làm chủ công nghệ số, kỹ năng số.

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”
Toạ đàm, phát động phong trào “Quận Đống Đa với Bình dân học vụ số” do UBND Đống Đa phối hợp với LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức.

Ngoài ra, cập nhật và triển khai các quy định, hướng dẫn về Khung kỹ năng số, kèm theo hướng dẫn đánh giá, xác nhận đạt trình độ phổ cập kỹ năng số cho bốn nhóm đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước; học sinh, sinh viên; người lao động trong các doanh nghiệp, người dân.

Triển khai các tài liệu, bài giảng cho cả người dạy và người học, phù hợp trên các nền tảng trực tuyến, đáp ứng số lượng lớn người tham gia. Đẩy mạnh truyền thông tới đông đảo nhân dân nền tảng học trực tuyến mở đại trà quốc gia "Bình dân học vụ số" để đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số cho mọi đối tượng. Qua đó, người dân thấy được lợi ích và tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số.

Đặc biệt, triển khai hiệu quả các mô hình, phong trào như: Mô hình xây dựng mạng lưới "Đại sứ số" mỗi phường, bố trí ít nhất một nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn khi người dân đến làm thủ tục hành chính nhưng không đủ kỹ năng thao tác trên Cổng dịch vụ công trực tuyến; Phong trào "Gia đình số"; Mô hình "Chợ số - Nông thôn số": với 4T (Tiểu thương - Thương mại điện tử - Thanh toán không dùng tiền mặt - Tiết kiệm số), Mô hình "Mỗi công dân - Một danh tính số": Bảo đảm 100% công dân từ 16 tuổi có danh tính số, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID, tài khoản ngân hàng số; Mô hình "Tổ công nghệ số cộng đồng" với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người" bảo đảm mọi người dân đều được phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số.

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Tại quận Đống Đa, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thanh Tùng cho biết, chuyển đổi số chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai. Để “Bình dân học vụ số” trở thành phong trào toàn dân, toàn diện, đồng bộ, rộng khắp và đạt được mục tiêu đặt ra, các cấp ủy, chính quyền từ quận tới cơ sở, đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhất quán quan điểm coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”
TS Lê Doãn Hợp chia sẻ tại toạ đàm.

Với quyết tâm lớn, quận Đống Đa đặt mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản về thể chế, “không để ai bị bỏ lại phía sau” và “người dân, doanh nghiệp là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số”; 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ băng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc (chỉ tiêu năm 2026 đạt 100%); 100% học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số; 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số…

Chia sẻ tại tọa đàm, phát động phong trào “Quận Đống Đa với Bình dân học vụ số”, TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số Việt Nam chia sẻ, trong những năm trở lại đây, khoa học công nghệ đã có sự phát triển thần tốc, kỳ diệu và ngoạn mục, ngoài sức tưởng tượng của con người.

Khoa học đã mở ra tầm nhìn vô tận, không có ràng buộc nào, đồng thời thay đổi các nền kinh tế, trật tự thế giới nhanh đến chóng mặt. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ cho chúng ta công cụ quản lý chuẩn mực, thông minh, hạn chế được bất cập trong hành chính công, phục vụ đời sống con người.

Do vậy, để theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ thông tin mỗi người phải tự nâng cao sự tự giác học tập, tìm tòi. Đặc biệt với thế hệ trẻ có nhiều lợi thế về nhận thức, cơ hội tiếp cận thông tin phải là những người đi đầu trong tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”
Đoàn viên, người lao động dự toạ đàm.

Để phát triển công nghệ và phong trào “Bình dân học vụ số”, TS Lê Doãn Hợp cho rằng, phải tập trung và đổi mới công tác giáo dục – đào tạo so với trước đây. Ngành Giáo dục phải làm căn cơ, nếu không “học thật, làm thật” sẽ rơi vào hình thức, đối phó, cốt làm cho có, mà không đi vào thực tế, thế hệ trẻ, người dân sẽ không thực sự tiếp cận và áp dụng công nghệ số.

Cần đào tạo thực chất, giúp người dân biết cách sử dụng công nghệ số trong đời sống và công việc hằng ngày chứ không chỉ dừng lại ở việc nghe lý thuyết, mà phải ứng dụng ngay trong thực tế. Đồng thời phải giữ vững được văn hoá truyền thống, tiếp thu văn minh và ứng xử trong đời sống.

Chuyên gia AI Lê Công Thành, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Chọn lọc thông tin cho rằng, chưa bao giờ trí tuệ nhân tạo lại len lỏi và chi phối cuộc sống của con người như hiện nay, điều đó đã tạo nên những thành tựu vượt trội. Tuy nhiên, trên thực tế, ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được khai thác triệt để, nếu không biết cách tận dụng điều này, sẽ dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, kém phát triển.

Phong trào “Bình dân học vụ số” là một phần trong chiến lược phát triển toàn diện của quốc gia nhằm thu hẹp khoảng cách số; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến; thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời.

Chuyên gia AI Lê Công Thành cho rằng, để phong trào “Bình dân học vụ số” có hiệu quả, trước tiên phải lan toả kỹ năng sử dụng công nghệ số, phương tiện số cho thật nhiều người. Sau đó phải làm sao để hầu hết người Việt Nam đều sử dụng được trí tuệ nhân tạo, từ đó sẽ mở ra cơ hội về kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số tiên tiến, vững bước trong kỷ nguyên số hóa.

Xuân Sinh - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục phải nhận thất bại trước đối thủ đầy duyên nợ Indonesia với tỷ số 1-3 trong trận đấu tại chặng 2 SEA V.League 2025. Đây đã là lần thứ ba trong năm nay các học trò của HLV Trần Đình Tiền để thua trước đội bóng xứ vạn đảo, cho thấy Indonesia thực sự quá mạnh trước tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

Tập 34 của “Dịu dàng màu nắng”, đánh dấu bước chuyển quan trọng khi bà Hà (NSND Lan Hương) chính thức can thiệp và chấn chỉnh hành vi vượt quyền của Tuyết (Thanh Hoa). Đồng thời, Lan Anh (Lương Thu Trang) có cơ hội trở lại spa cũ, mở ra khả năng cô tái hợp với Xuân Bắc (Duy Hưng).
Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/7), giá dầu thế giới đảo chiều tăng cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các nhà phân tích cho rằng mức tồn kho thấp và các rủi ro mới nổi tại Trung Đông là những yếu tố đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,97 USD/thùng, tăng 0,72%, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, tăng 1,19%.
Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.342 USD/ounce
Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.176 VND/USD, tăng 8 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,64 điểm, tăng 0,25%. Tuy nhiên, giá USD “chợ đen” lại quay đầu giảm.

Tin khác

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động. Những kết quả trên không chỉ khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội: Tiếp tục triển khai chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

Hà Nội: Tiếp tục triển khai chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9), 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7) và tiếp nối thành công của chương trình “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã hướng dẫn các Công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai “Bữa cơm Công đoàn” từ ngày 20/7 - 2/9/2025.
Hà Nội: Đa dạng hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn

Hà Nội: Đa dạng hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và các Công đoàn cơ sở trực thuộc tập trung triển khai chuỗi hoạt động thiết thực với phương châm vì đoàn viên, người lao động.
Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Tọa đàm đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam trong tình hình mới.
Công đoàn Điện lực Việt Nam: Nỗ lực vượt khó, chăm lo toàn diện cho người lao động

Công đoàn Điện lực Việt Nam: Nỗ lực vượt khó, chăm lo toàn diện cho người lao động

6 tháng đầu năm 2025, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã trợ cấp thăm hỏi 1.100 công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền hơn 2 tỷ đồng; duyệt hỗ trợ xây mới 55 nhà Mái ấm Công đoàn với số tiền 3,3 tỷ đồng, duyệt sửa chữa 10 nhà Mái ấm Công đoàn với số tiền 300 triệu đồng...
Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng trong Luật Công đoàn hiện hành.
Nghệ An thành lập 23 công đoàn xã, phường sau tinh gọn

Nghệ An thành lập 23 công đoàn xã, phường sau tinh gọn

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án thành lập Công đoàn xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Tập trung bảo vệ lợi quyền người lao động

Tập trung bảo vệ lợi quyền người lao động

Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hoạt động đối thoại, thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi, nâng cao phúc lợi cho người lao động.
Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng. Quan điểm nhất quán của Tổng LĐLĐ Việt Nam là bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn trên cơ sở mặt bằng chung của các chính sách.
Xem thêm
Phiên bản di động