An sinh xã hội Hà Nội: Chặng đường bền vững vì người dân Thủ đô
Quận Thanh Xuân: Làm tốt công tác an sinh xã hội Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai |
Thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội
Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Tại Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”. Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2022 - 2025; ban hành các quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của Thành phố.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cùng tổ chức đoàn thể các cấp, ngành cũng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Do đó, thời gian qua, công tác đảm bảo an sinh xã hội tại Hà Nội đạt được những kết quả nổi bật, trong đó, việc thực hiện đầy đủ, minh bạch các chính sách trợ cấp đã góp phần ổn định đời sống người dân, đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
![]() |
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm, Hà Nội trao máy may công nghiệp - sinh kế thoát nghèo cho người dân khó khăn. (Ảnh minh họa) |
Thông tin của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết, hiện toàn thành phố có hơn 203.000 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã đã chi trả trợ cấp đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch cho các đối tượng, riêng năm 2024, tổng kinh phí chi trả là trên 1.757 tỷ đồng. Công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ưu đãi người có công cũng đạt kết quả ấn tượng, với hơn 11.200 hồ sơ được giải quyết, tổng kinh phí chi trả hơn 2.521 tỷ đồng.
Song song với đó, các cơ sở trợ giúp xã hội của Hà Nội đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 3.100 người thuộc nhóm yếu thế, với mức trợ cấp nuôi dưỡng cơ bản 1,76 triệu đồng/người/tháng, cùng các khoản chi hỗ trợ khác. Những con số ấy không chỉ phản ánh sự quan tâm về vật chất, mà còn thể hiện sự chăm lo thường trực cho những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
Đáng chú ý, Hà Nội còn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình trợ giúp xã hội toàn diện, kết hợp giữa chăm sóc tại cơ sở tập trung với mô hình chăm sóc tại cộng đồng. Các hoạt động như tư vấn, phục hồi chức năng, giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng yếu thế được triển khai rộng rãi, tạo điều kiện để họ tự tin hòa nhập cộng đồng. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu cho người khuyết tật, người cao tuổi cũng được đẩy mạnh, giúp đối tượng thụ hưởng không chỉ được hỗ trợ về vật chất mà còn được sẻ chia, nâng đỡ tinh thần.
Bên cạnh đó, Hà Nội chú trọng việc hiện đại hóa công tác an sinh xã hội, ưng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng, chi trả trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng, cấp mã số định danh cá nhân cho người hưởng chính sách… đang góp phần làm cho hệ thống an sinh trở nên minh bạch, tiện lợi và thân thiện hơn với người dân.
Chia sẻ về những kết quả này, ông Nguyễn Tây Nam - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: “Các chương trình an sinh xã hội của Hà Nội không chỉ hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn tạo điều kiện để họ chủ động vươn lên, khẳng định vai trò của chính mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”.
Chú trọng giảm nghèo và giải quyết việc làm
Bên cạnh trợ cấp và hỗ trợ xã hội, Hà Nội xác định việc giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là những “chìa khóa” then chốt để thực hiện an sinh bền vững. Không chỉ giải quyết bài toán trước mắt về thu nhập, những nội dung này còn hướng tới xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Trao đổi về điều này, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết, năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, tạo điều kiện cho thị trường lao động của Thành phố cũng phát triển. Thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động.
![]() |
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh minh họa) |
Trong năm 2024, Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 225.800 lao động, đạt 139,9% kế hoạch, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị được kéo giảm còn 2,54%, hoàn thành sớm chỉ tiêu <3% đề ra cho giai đoạn 2021-2025. Riêng 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho trên 54,1 nghìn người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, công tác đào tạo nghề, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đạt những kết quả rất đáng ghi nhận. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 74,25%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 54,06%. Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng nghề nghiệp luôn được đánh giá cao.
Để có được những kết quả này, Thành phố đã tăng cường các phiên giao dịch việc làm, đẩy mạnh thông tin thị trường lao động, kịp thời kết nối cung - cầu. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trở thành “cầu nối” vững chắc, hỗ trợ người lao động tiếp cận cơ hội việc làm mới, nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục biến động. Thành phố cũng tăng cường các hoạt động tư vấn tuyển sinh học nghề, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động đồng thời tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Thành phố…
Ông Nguyễn Tây Nam cho biết: “Việc chú trọng đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm không chỉ góp phần giảm nghèo, mà còn giúp người dân Thủ đô xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai bền vững, hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế số và thị trường lao động quốc tế”.
Trong công tác giảm nghèo, thành phố Hà Nội luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo và triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách “cho không”; chú trọng phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
Trên cơ sở các kế hoạch của Thành phố, các địa phương cũng đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời tích cực tham mưu đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm nghèo trong tình hình mới, do đó công tác giảm nghèo của Thành phố cũng đạt những kết quả ấn tượng. Đáng chú ý, trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 và công tác giảm nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 đã đạt được kết quả nổi bật.
Năm 2022, toàn Thành phố đã giảm được 1.582 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,095%. Năm 2023, giảm được 1.456 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%. Với các giải pháp đồng bộ, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của thành phố đến hết năm 2024, thành phố Hà Nội đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 9.928 hộ (chiếm 0,43% số hộ dân) đã hoàn thành trước kế hoạch, vượt 182% chỉ tiêu giao. Như vậy, chỉ tiêu giảm nghèo của Thành phố đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022-2025.
Năm 2025 là năm bản lề trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021–2025, Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu cao: giải quyết việc làm cho 167.000 lao động, giữ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 75%, đồng thời duy trì mục tiêu không còn hộ nghèo và giảm mạnh số hộ cận nghèo.
Với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò là thành phố đầu tàu trong thực hiện an sinh xã hội bền vững - một Thủ đô hiện đại, văn minh và nhân văn, nơi mọi người dân đều có cơ hội phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển chung.
Sau sắp xếp tổ chức bộ máy, Hà Nội tập trung tinh gọn nhưng không giảm hiệu quả chính sách an sinh xã hội. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của Thủ đô không chỉ phục hồi nhanh mà còn phát triển ổn định, bền vững. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, trợ cấp người yếu thế đều đạt và vượt chỉ tiêu, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm áp lực cho ngân sách trong dài hạn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

MU chơi hơn người, vẫn nhọc nhằn cầm hòa Bournemouth phút bù giờ

“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc

Triển khai có hiệu quả ít nhất 1 việc làm cụ thể chăm lo phúc lợi cho đoàn viên

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

HAGL cắt đứt chuỗi trận thua, bứt tốc cuộc đua trụ hạng
Tin khác

Công khai tiến độ, quy hoạch, khung giá đền bù giúp Dự án xây dựng cầu Tứ Liên đẩy nhanh tiến độ
Nhịp sống Thủ đô 27/04/2025 16:50

Ký ức về những người mẹ huyền thoại
Nhịp sống Thủ đô 27/04/2025 12:08

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 22:00

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 19:48

HĐND quận Long Biên biểu quyết tán thành phương án sắp xếp còn 4 phường
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 19:20

Quận Hai Bà Trưng thông qua chủ trương sắp xếp 3 đơn vị hành chính cấp phường
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 17:03

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 17:01

Huyện Đan Phượng: Hơn 93% cử tri đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 16:46

100% đại biểu HĐND quận Đống Đa tán thành phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 15:48

Đa số cử tri quận Cầu Giấy đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 26/04/2025 15:18