Ký ức của cựu thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu
![]() | Bản Tuyên ngôn Độc lập: Còn mãi với thời gian |
![]() | “Mang sức ta giải phóng cho ta” |
![]() | Ước nguyện tháng Tám |
Hùng thiêng sông núi
Chúng ta đang sống trong những ngày kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Trong những giây phút thiêng liêng ấy, chúng ta không thể quên được công lao to lớn của lớp cha anh đi trước đã góp phần làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám – trong đó có những đoàn viên Đoàn thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu.
70 năm đã trôi qua, các đoàn viên thanh niên với bầu nhiệt huyết cách mạng thuở ấy nay đã vào độ tuổi “xưa nay hiếm”. Với họ, những người con ưu tú của thủ đô ngày ấy, khí thế hừng hực và tinh thần cống hiến hết mình cho tổ quốc vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.
88 tuổi, mái tóc đã bạc trắng theo thời gian, sức khỏe cũng đã yếu đi nhiều nhưng những kí ức hào hùng về một thời đạn bom oanh liệt, ngày cả nước đứng lên giành chính quyền vẫn còn vẹn nguyên trong hồi ức của ông Đỗ Quang Toại (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội).
![]() |
Ông Đỗ Quang Toại |
Ông kể: Ngày đó, trước yêu cầu của cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 8/1944, tại số 46 phố Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu được thành lập, gồm khoảng 60 đoàn viên, trong đó rất đông học sinh của các trường Bưởi, Thăng Long, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Lang... Đoàn thanh niên Cứu quốc khi ấy hoạt động công khai, tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở nơi công cộng như các chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền miệng, rải truyền đơn nhằm chuyển đến đông đảo người dân về Đảng, về Bác và về cách mạng.
Ngày ấy ông Đỗ Quang Toại mới 16 tuổi, nhưng đứng trước nỗi đau mất nước, căm thù quân giặc ông đã tình nguyện tham gia vào Đoàn thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu với hy vọng có thể đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Ngày đó công việc của ông là rải truyền đơn, tổ chức những buổi diễn thuyết chớp nhoáng tại những nơi đông người như xí nghiệp, chợ, trường học… để người dân hiểu rõ hơn và một lòng ủng hộ, đi theo Việt Minh, đứng lên giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp.
![]() |
Biểu tình giành chính quyền ngày 19/8/1945 tại Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Ảnh tư liệu |
"Ngày đó, khi tiếp nhận nhiệm vụ, chúng tôi đều biết công việc này hết sức nguy hiểm, nếu bị thực dân Pháp bắt được thì sẽ phải đối mặt với những trận đòn tra tấn kinh khiếp, có khi còn mất mạng. Nhưng đứng trước nỗi đau mất nước, nỗi đau làm nô lệ, chúng tôi chẳng màng khó khăn, nguy hiểm. Đồng tâm phục vụ cách mạng, đồng lòng đứng lên giành chính quyền”, ông Toại hào hứng chia sẻ.
“Ngày đó, khi tiếp nhận nhiệm vụ chúng tôi đều biết đây là công việc hết sức nguy hiểm, nếu bị thực dân Pháp bắt được thì sẽ phải đối mặt với những trận đòn tra tấn kinh khiếp, có khi còn mất mạng. Nhưng đứng trước nỗi đau mất nước, nỗi đau phải làm nô lệ , chúng tôi chẳng màng khó khăn, nguy hiểm. Đồng tâm phục vụ cách mạng, đồng lòng đứng lên giành chính quyền”, ông Toại hào hứng chia sẻ. |
Đến giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa, những thanh niên cốt cán trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu được giao về phụ trách ở các tỉnh lân cận. Bạn bè của ông Toại, người thì lên Sơn La, Hòa Bình, người thì về Bắc Giang, Nam Định, còn ông được cử về Hải Dương. “Ngày đó ở Hải Dương nạn đói đang hoành hành dữ dội, người chết la liệt, chính quyền Việt Minh đã giúp đỡ nhân dân rất nhiều nên khi lực lượng Việt Minh đi đến đâu là mọi người nhất nhất đi theo, đứng lên giành lại chính quyền. Không khí ngày ấy mới khẩn trương, sôi nổi và hào hùng biết mấy…”, ông Toại trầm tư nhớ lại.
Sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta đã được đền đáp khi giây phút hào hùng, thiêng liêng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. “Lúc đó chúng tôi phải vào nhà địa chủ mượn chiếc đài radio Philip để nối với Đài phát thanh Hà Nội để cho nhân dân Hải Dương nghe Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Mọi người chăm chú nghe như nuốt từng lời của Bác. Cả hội trường lúc bấy giờ bừng bừng khí thế cách mạng khi mọi người cùng hô to khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”…”.
Niềm tin vào thế hệ thanh niên trong thời đại mới
Có thể khẳng định, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp phần rèn giũa ý chí, tinh thần yêu nước cho hàng vạn thanh niên Hà Nội, nhất là ý chí tinh thần luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý chí quật cường ngày ấy đến nay vẫn được lưu giữ cho nhiều thế hệ trẻ thủ đô để cùng xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp, ngày một văn minh.
“Thanh niên thời cách mạng tháng Tám đức - tài - trí - dũng cao. Thanh niên thời kì đổi mới đức - tài - trí - dũng phải càng cao hơn. Thế hệ chúng tôi dù có vô vàn khó khăn, gian khổ nhưng bằng niềm tin, tình yêu nước nồng nàn đã đứng lên giành lại chính quyền về tay nhân dân. Thế hệ thanh niên ngày nay có đủ điều kiện, được sống trong hòa bình, hạnh phúc, vậy các bạn phải cố gắng vươn lên để đưa Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dạy”, ông Toại tâm sự gửi gắm niềm tin vào lớp thanh niên ngày nay.
Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, một bộ phận lớp trẻ có lối sống lệch chuẩn, thanh niên có nhiều thói hư, tật xấu… nhưng ông Toại có một niềm tin rằng thế hệ trẻ ngày nay vẫn không hề mai một ý chí chiến đấu, ý chí xây dựng và bảo vệ độc lập của tổ quốc. Thanh niên thời đại mới sẽ là những người xây dựng đất nước Việt Nam ngày một to đẹp hơn.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30