--> -->

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Văn bản nêu rõ, căn cứ Kết luận số 126-KL/TW, Kết luận số 127-KL/TW và Kết luận số 128-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.

Căn cứ Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; về tổ chức bộ máy cán bộ công chức viên chức khi thực hiện sắp xếp.

Căn cứ kết quả hội nghị phổ biến, quán triệt, thống nhất dự thảo Phương án giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố với Thường trực các quận, huyện, thị ủy; UBND Thành phố đã hoàn thiện dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội để gửi đến UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội theo quy định.

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Ảnh minh hoạ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện theo tiến độ chỉ đạo của Thành phố; trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) để tham mưu UBND Thành phố.

Về lộ trình thực hiện, các quận, huyện, thị xã sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân hoàn thành trước ngày 22/4.

Các quận, huyện, thị uỷ chỉ đạo tổ chức kỳ họp HĐND cấp xã, cấp huyện để thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở, thời gian hoàn thành trước ngày 26/4.

Căn cứ kết quả lấy ý kiến nhân dân và HĐND cấp cơ sở và cấp huyện; Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua chủ trương, thời gian hoàn thành trước ngày 28/4.

UBND Thành phố hoàn thiện hồ sơ Đề án trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thời gian hoàn thành ngày 29/4.

UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tại văn bản cũng đã đính kèm dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố. Cụ thể như sau:

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.

Dự kiến sẽ thành lập phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam.

Riêng 2 phường Chương Dương, Phúc Tân của quận Hoàn Kiếm dự kiến sẽ được sáp nhập với một số phường của quận Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng và Long Biên để thành lập phường Hồng Hà.

Quận Ba Đình có 13 phường gồm Quán Thánh, Trúc Bạch, Điện Biên, Đội Cấn, Cống Vị, Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Ngọc Hà, Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Kim Mã, Phúc Xá.

Dự kiến sắp xếp thành 3 phường gồm Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.

Quận Hai Bà Trưng có 15 phường gồm Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.

Dự kiến sắp xếp thành 3 phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.

Quận Đống Đa có 17 phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự, Khâm Thiên, Kim Liên, Khương Thượng, Thịnh Quang, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Trung Liệt, Cát Linh, Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Mai, Thổ Quan, Văn Chương, Láng Thượng.

Dự kiến sắp xếp thành 5 phường gồm Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên và Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Quận Tây Hồ có 8 phường gồm Bưởi, Thụy Khê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.

Dự kiến sắp xếp thành phường Tây Hồ và phường Phú Thượng.

Một số phường khu vực dọc sông Hồng dự kiến được sáp nhập với một số phường của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên để thành lập phường Hồng Hà.

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Ảnh minh hoạ.

Quận Cầu Giấy có 8 phường gồm Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Yên Hòa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân và Quan Hoa. Dự kiến sắp xếp thành 3 phường gồm Cầu Giấy, Nghĩa Đô và Yên Hòa.

Quận Thanh Xuân dự kiến sắp xếp 11 phường thành 3 phường gồm Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt.

Quận Hoàng Mai có 14 phường gồm Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Giáp Bát, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Đại Kim, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Thanh Trì, Trần Phú, Mai Động.

Dự kiến sắp xếp thành 7 phường gồm Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.

Quận Long Biên có 13 phường gồm Thượng Thanh, Đức Giang, Việt Hưng, Giang Biên, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối, Phúc Đồng, Thạch Bàn, Phúc Lợi.

Dự kiến sắp xếp thành 4 phường gồm Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên và Phúc Lợi.

Quận Bắc Từ Liêm có 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.

Dự kiến sắp xếp thành 5 phường gồm: phường Tây Tựu, phường Phú Diễn, phường Xuân Đỉnh, phường Đông Ngạc, phường Thượng Cát.

Quận Nam Từ Liêm dự kiến sắp xếp 10 phường hiện tại thành 4 phường gồm Từ Liêm, Tây Mỗ, Đại Mỗ và Xuân Phương.

Quận Hà Đông có 15 phường gồm Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa.

Dự kiến sắp xếp thành 5 phường gồm Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và Phú Lương.

Khu vực ngoại thành Hà Nội gồm 17 huyện và thị xã Sơn Tây hiện có 371 xã, phường. Sau khi sắp xếp, còn 79 đơn vị hành chính cấp xã.

Huyện Sóc Sơn hiện có 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Sóc Sơn (huyện lỵ) và 25 xã (Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu).

Dự kiến sắp xếp thành 5 xã mới gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc, Trung Giã.

Huyện Đông Anh hiện có 24 hành chính cấp xã, gồm thị trấn Đông Anh và 23 xã (Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn).

Dự kiến sắp xếp thành 5 xã gồm: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh.

Huyện Mê Linh hiện có 17 đơn vị cấp xã gồm Chi Đông, Quang Minh và 15 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê.

Dự kiến sắp xếp thành 4 xã gồm Mê Linh, Quang Minh, Yên Lãng, Tiến Thắng.

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Ngoại thành Hà Nội.

Huyện Mỹ Đức hiện có 20 xã, thị trấn, gồm Đồng Tâm, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Tuy Lai, Mỹ Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Đại Nghĩa, Hợp Thanh, An Phú, Đại Hưng, Phù Lưu Tế, Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến, Vạn Tín.

Dự kiến sắp xếp thành 4 xã Phúc Sơn, xã Hồng Sơn, xã Mỹ Đức, xã Hương Sơn.

Huyện Chương Mỹ hiện có 30 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn Chúc Sơn, Xuân Mai và 28 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Hòa Phú, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phú, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.

Dự kiến sắp xếp còn lại 6 xã gồm: Chương Mỹ, Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hoà Phú, Quảng Bị.

Huyện Ba Vì hiện có 29 xã, thị trấn: thị trấn Tây Đằng, xã Cam Thượng, xã Đông Quang, xã Chu Minh, xã Phú Châu, xã Phú Hồng, xã Phú Cường, xã Cổ Đô, xã Thuần Mỹ, xã Sơn Đà, xã Tòng Bạt, xã Phú Sơn, xã Thái Hòa, xã Phong Vân, xã Phú Đông, xã Vạn Thắng, xã Đồng Thái, xã Vật Lại, xã Cẩm Lĩnh, xã Ba Trại, xã Tản Lĩnh, xã Ba Vì, xã Minh Quang, xã Khánh Thượng, xã Vân hòa, xã Yên Bài, xã Thụy An, xã Tiên Phong, xã Minh Châu.

Dự kiến sắp xếp còn lại 8 xã, gồm: Quảng Oai, Vật Lại, Cổ Đô, Cẩm Đà, Suối Hai, Ba Vì, Yên Bài, Minh Châu.

Huyện Ứng Hòa hiện có 29 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới gồm: Vân Đình, Ứng Thiên, Hòa Xá và Ứng Hòa.

Huyện Quốc Oai hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã (Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đồng Quang, Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Hưng Đạo, Liệp Nghĩa, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Sơn, Sài Sơn, Tuyết Nghĩa).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới gồm: Quốc Oai, Kiều Phú, Phú Cát và Hưng Đạo.

Huyện Hoài Đức hiện có có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Trạm Trôi và 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới gồm: Hoài Đức, Dương Hoà, Sơn Đồng, An Khánh.

Huyện Thanh Oai hiện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Kim Bài và 19 xã (Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên, Cao Xuân Dương, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai,Thanh Thùy, Thanh Văn).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới là Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Oai, Dân Hoà.

Huyện Phúc Thọ hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Phúc Thọ và 17 xã: (Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Thượng, Nam Hà, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Tích Lộc, Trạch Mỹ Lộc, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình).

Dự kiến sau sắp xếp còn 3 xã mới Phúc Lộc, Phúc Thọ, Hát Môn.

Huyện Thạch Thất hiện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Liên Quan và 19 xã (Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Kim Quan, Lại Thượng, Lam Sơn, Phú Kim, Phùng Xá, Quang Trung, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung).

Dự kiến sau sắp xếp còn 5 xã mới: Thạch Thất, Tây Phương, Hạ Bằng, Hòa Lạc, Yên Xuân.

Huyện Gia Lâm hiện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 15 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Dương Quang, Dương Xá, Đa Tốn, Đặng Xá, Kiêu Kỵ, Kim Đức, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Sơn, Thiên Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới là Phù Đổng, Thuận An, Gia Lâm và Bát Tràng.

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Diện mạo nông thôn mới.

Huyện Phú Xuyên hiện có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Phú Xuyên, Phú Minh và 21 xã (Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Tiến, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Hà, Quang Lãng, Tân Dân, Tri Thủy, Văn Hoàng, Vân Từ).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới Phú Xuyên, Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên.

Huyện Thường Tín hiện có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Thường Tín và 28 xã (Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Nhất, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo,Nụ Hiệp, Thống Nhất).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới là: Nhị Khê, Quất Động, Chương Dương, Hồng Vân.

Huyện Thanh Trì hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã (Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ).

Dự kiến sau sắp xếp còn 4 xã mới là Thanh Trì, Nam Phù, Ngọc Hồi và Đại Thanh.

Huyện Đan Phượng hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Phùng và 15 xã (Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu).

Dự kiến sau sắp xếp còn lại 3 xã mới gồm: Đan Phượng, Ô Diên, Thọ Lão

Thị xã Sơn Tây hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường (Ngô Quyền, Phú Thịnh, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh) và 6 xã (Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn).

Dự kiến sau sắp xếp sẽ còn lại 3 đơn vị hành chính cấp xã mới gồm: Sơn Tây, Tùng Thiện, Đoài Phương.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng Đảng. Với quyết tâm "Xây dựng Đảng bộ Công an Thành phố trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, có tính chiến đấu cao", toàn Đảng bộ Công an Thành phố đã phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra, xứng đáng là "thanh bảo kiếm", "lá chắn thép" bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Nếu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, phường có nhu cầu sử dụng và người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng, thì sắp xếp tạm thời kéo dài việc sử dụng đến trước ngày 31/5/2026…
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

19 năm xây dựng và trưởng thành, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế & Đô thị (tiền thân là báo Pháp luật và Xã hội, thuộc Sở Tư pháp thành phố (TP) Hà Nội) luôn là người bạn đồng hành tin cậy của độc giả trong hành trình tiếp cận công lý.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Nằm trong chuỗi những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Vân Đình lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã trao tặng "Nhà đại đoàn kết", "Mái ấm tình thương" cho hai hộ gia đình khó khăn, cùng với việc gắn biển công trình "Đoạn đường nở hoa"...
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%

Tin khác

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Ngày 17/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố, đơn vị bầu cử số 2 (các phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Hồng Hà) đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Ông Bá Văn Thắng (sinh năm 1968), Trưởng phòng Phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

UBND thành phố Hà Nội ban hành đã Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu UBND Thành phố triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Theo kế hoạch, lễ ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn Hà Nội diễn ra từ 7 - 9 giờ sáng 2/8/2025, trong đó điểm cầu chính tại phường Tràng Tiền sẽ được truyền hình trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 126 xã, phường. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, nhằm lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và tạo chuyển biến thực chất trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Sáng 10/7, tại kỳ họp 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thành phố. Đây là một bước cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Sáng 10/7, kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”.
Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn. Theo đó, việc sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm... phải đảm bảo phù hợp quy hoạch phòng, chống lũ, không san lấp bãi sông hiện có, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Các công trình chỉ được lắp dựng tạm thời, tuyệt đối không sử dụng làm nhà ở hay chứa hóa chất độc hại.
Xem thêm
Phiên bản di động