Chuyển đổi số ngành Văn hóa: Định hướng chiến lược và giải pháp thực tiễn
Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượngĐể công nghệ không còn xa lạ với người dân |
Ngày 4/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi số trong lĩnh vực Văn hóa" với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu. Hội thảo do Thứ trưởng Phan Tâm - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ VHTTDL về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số chủ trì, đã mang đến những định hướng quan trọng cho việc xây dựng nền văn hóa số Việt Nam.
Trong tham luận mở đầu, GS.TS Từ Thị Loan, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã làm rõ bản chất đặc biệt của chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. GS.TS Từ Thị Loan nhấn mạnh: "Chuyển đổi số ngành văn hóa không chỉ là số hóa các tài liệu, hiện vật, mà còn là chuyển đổi tư duy, phương thức hoạt động và mô hình tổ chức - quản trị".
![]() |
Hội thảo do Thứ trưởng Phan Tâm - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ VHTTDL về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số chủ trì. (Ảnh: Nam Nguyễn) |
Khác với các ngành kinh tế - kỹ thuật, chuyển đổi số văn hóa có mục tiêu đặc thù: Không chỉ hướng tới hiệu quả kinh tế hay tự động hóa, mà chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc, chiều sâu lịch sử, văn hóa truyền thống. Điều này đòi hỏi cách tiếp cận tinh tế hơn - đảm bảo bản sắc và giá trị truyền thống không bị mất đi hoặc biến dạng khi chuyển lên môi trường số.
Trong khi đó, GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển khoa học công nghệ, đã phân tích chi tiết về các khái niệm "số", "môi trường thực - môi trường số" và các cấp độ chuyển đổi số.
Đặc biệt, TS. Nguyễn Nhật Quang đã giới thiệu công nghệ bản sao số (digital twin) - một giải pháp tiên tiến cho chuyển đổi số văn hóa. "Chuyển đổi số không phải là xây dựng một thế giới số thay cho thế giới thực mà là quá trình tích hợp môi trường số vào môi trường vật lý và xã hội để làm cho đời sống thực tốt đẹp hơn", TS Nguyễn Nhật Quang nhấn mạnh.
![]() |
Bà Nguyễn Liên Hương, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Nam Nguyễn) |
Công nghệ bản sao số cho phép số hóa di sản vật thể và phi vật thể, kết nối với các sản phẩm dịch vụ kinh tế khác để gia tăng giá trị, đồng thời hỗ trợ phát triển du lịch, văn hóa và thúc đẩy hình thành công nghiệp văn hóa.
Một trong những điểm sáng của hội thảo là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bà Nguyễn Liên Hương, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu kể lại rằng, đại dịch Covid-19 tuy là thời kỳ khủng hoảng nhưng, cũng là cơ hội để di tích nhìn nhận những hướng đi mới.
Từ sau đại dịch, Văn Miếu đã triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số ấn tượng. Ví như, số hóa toàn diện khi áp dụng vé điện tử, mã QR cho tài liệu và hiện vật, sử dụng công nghệ AR/VR, hologram, 3D mapping. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu 3D tạo ra các sản phẩm số chất lượng cao phù hợp với nhu cầu trải nghiệm hiện đại của giới trẻ; ứng dụng AI vào xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn hóa, đồng bộ và các phần mềm quản lý tự động. Nhờ những nỗ lực này, hằng năm Văn Miếu đón hàng triệu lượt khách, tạo nguồn thu đáng kể phục vụ tái đầu tư và tu bổ di tích.
Tuy nhiên, con đường chuyển đổi số không phải không có khó khăn. Bà Nguyễn Liên Hương chỉ ra các rào cản lớn từ hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực chuyên môn còn thiếu, đặc biệt là tâm lý e ngại thay đổi của cán bộ, nhân viên.
Trong lĩnh vực điện ảnh, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cũng nêu ra thách thức tương tự. Ông cho rằng, điện ảnh Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tư nhân, sự đầu tư của Nhà nước còn khiêm tốn, do đó rất cần sự quan tâm và phối hợp giữa đầu tư công và tư.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietsoftpro, nhận định nút thắt lớn nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành văn hóa. Việc này rất phức tạp vì không chỉ scan văn bản mà còn phải số hóa hiện vật và công trình. Ông Hoàng Quốc Việt cũng đề xuất đẩy mạnh hợp tác công tư để giảm chi phí đầu tư cho nhà nước và tạo giá trị kinh tế.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng định việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành văn hóa cần đặc biệt chú trọng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), vì AI sẽ có tác động lớn và đem lại đột phá về năng lực sản xuất, cạnh tranh. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng lưu ý quan trọng: "Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, không chạy theo trào lưu, phong trào".
Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số trong văn hóa không chỉ là sự chuyển đổi đơn thuần về công nghệ, mà là sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc trong hành động của các tổ chức, cá nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị văn hóa.
Hội thảo đã thống nhất quan điểm chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa phải đặt con người và bản sắc văn hóa Việt Nam làm trung tâm, đảm bảo tính nhân văn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Trong công thức này, đổi mới sáng tạo liên tục là động lực; công nghệ số là phương tiện; dữ liệu số là tài sản; kết nối số và hạ tầng số là môi trường vận hành; thể chế số là cơ chế kết nối.
Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên sâu để xây dựng Đề án chuyển đổi số lĩnh vực Văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu cuối cùng là "cùng nhau kiến tạo nền văn hóa số Việt Nam hiện đại, nhân văn, gắn kết truyền thống với tương lai, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trên môi trường số".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Đại hội điểm Chi bộ MTTQ phường Thượng Cát: Khẳng định vai trò trong giai đoạn mới
Tin khác

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam
Media 19/07/2025 13:26

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân
Văn hóa 19/07/2025 06:14

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa
Văn hóa 17/07/2025 22:48

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm
Văn hóa 17/07/2025 18:32

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025
Văn hóa 17/07/2025 15:31

Hương sắc tháng Bảy
Văn hóa 17/07/2025 14:22

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8
Văn hóa 16/07/2025 23:08

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Văn hóa 16/07/2025 18:25