--> -->

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao Quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Khoa học công nghệ là nền tảng để phát triển

Phát biểu tại Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 16/5, Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng cho biết, 62 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất và quay trở lại phục vụ nhân dân, phục vụ mục tiêu cao cả là xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Lời dạy ấy, bình dị mà sâu sắc, đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt các giai đoạn phát triển của đất nước, từ những năm tháng kháng chiến gian lao đến công cuộc xây dựng và đổi mới hôm nay.

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm: Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định và nâng tầm trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, xác định phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng kinh tế và là một trong ba đột phá chiến lược cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Đặc biệt, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã vạch rõ con đường và mục tiêu chiến lược để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thực sự trở thành yếu tố nền tảng, là bệ phóng đưa Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số.

“Chúng ta có quyền tự hào về quá trình phát triển khoa học công nghệ, từ những sáng kiến phục vụ chiến trường đến những công trình xây dựng lớn. Những thành tựu đó là minh chứng cho sự sáng tạo của đội ngũ nhà khoa học của Việt Nam”, Phó Thủ tướng cho biết.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Cơ chế, chính sách quản lý còn những điểm chưa thực sự cởi trói, chưa tạo đột phá mạnh mẽ. Đầu tư, hạ tầng cho nghiên cứu và phát triển còn chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường khoa học công nghệ phát triển chậm, sự gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng nhân tài chưa đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu.

"Thế giới đang bước vào một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, được dẫn dắt bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những bước tiến vũ bão của AI, dữ liệu lớn, IOT, công nghệ sinh học, năng lượng mới, và đặc biệt là xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số toàn cầu. Đây là thách thức lớn, nhưng đồng thời là cơ hội vàng để Việt Nam bứt phá vươn lên", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Để hoàn thiện các mục tiêu này, Phó Thủ tướng đề nghị hoàn thiện thể chế để tạo hành lang pháp lý, cởi trói cho các lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp. Tiếp theo để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, cần quan tâm mô hình phát triển công tư, có thực chất để đưa người dân doanh nghiệp trở thành trung tâm.

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu cơ bản, làm chủ công nghệ chiến lược, công nghệ lõi. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt để phát triển các xu hướng của thế giới mà Việt Nam có tiềm năng như AI, bán dẫn, công nghệ sinh học.

Cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trao quyền tự chủ cho các nhà khoa học, đội ngũ tri thức. Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế đến xã hội, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn mới.

Đẩy mạnh ngoại giao khoa học, tranh thủ tri thức và công nghệ của thế giới, tham gia vào mạng lười toàn cầu, đưa khoa học Việt Nam ra thế giới và trở thành cầu nối đưa những công nghệ mới đến Việt Nam; nâng cao tiêu chuẩn đo lường và chất lượng, nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân...

Những đổi mới mạnh mẽ mang tính cách mạng

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay, Việt Nam đang sửa Luật Khoa học Công nghệ thành luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo để thể chế hoá các định hướng, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Đây được coi là những đổi mới mạnh mẽ, mang tính cách mạng.

Trong đó, khoa học công nghệ là nền của một quốc gia. Khoa học công nghệ mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh. Khoa học công nghệ mà mạnh thì quốc gia mới mạnh. Một quốc gia muốn trở thành cường quốc thì phải là cường quốc Khoa học công nghệ. Một quốc gia muốn trở thành nước phát triển thì phải là một quốc gia có khoa học công nghệ phát triển.

Khoa học, công nghệ phải hướng tới đổi mới sáng tạo, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Khoa học, công nghệ phải hướng tới đổi mới sáng tạo, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý, từ kiểm soát quy trình và đầu vào như hóa đơn, chứng từ chi tiết, sang quản lý kết quả và hiệu quả đầu ra, chấp nhận rủi ro gắn với quản trị rủi ro.

Chuyển từ một quốc gia sử dụng công nghệ lõi sang làm chủ các công nghệ chiến lược. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam xác lập định hướng rõ ràng về việc chuyển từ một quốc gia chủ yếu sử dụng công nghệ lõi sang làm chủ các công nghệ chiến lược có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia.

Khoa học công nghệ thay vì ở trên trời, đi từ trời xuống đất thì phải có một chiều nữa là đi từ đất đi lên, từ đổi mới sáng tạo tới phát triển công nghệ rồi tới nghiên cứu khoa học.

Chuyển nghiên cứu cơ bản về các cơ sở giáo dục đại học. Đây là định hướng lớn của nhà nước, việc chuyển dịch nghiên cứu cơ bản về các cơ sở giáo dục đại học là phù hợp với thông lệ quốc tế, tất cả các quốc gia đều coi các cơ sở giáo dục đại học là trung tâm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản do đây là nơi tập trung nhiều nhất nhân lực nghiên cứu cơ bản, nhất là nhân lực trẻ.

Chuyển trọng tâm phát triển công nghệ về doanh nghiệp. Doanh nghiệp được trao quyền và khuyến khích mạnh mẽ để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, không chỉ bằng nguồn lực của mình mà còn được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Cân bằng nghiên cứu khoa học tự nhiên và nghiên cứu khoa học xã hội. Các nghiên cứu khoa học, xã hội, nhân văn có tác động đến phát triển của quốc gia, nhân loại không kém gì các nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cân bằng, bao gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực và các chủ thể như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà nước, nhà nghiên cứu.

Chuyển đổi số toàn diện hoạt động khoa học công nghệ và quản lý khoa học công nghệ. Các tổ chức nghiên cứu phát triển sẽ sử dụng nền tảng số quốc gia để quản lý đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vòng đời nhiệm vụ, kể cả khi kéo dài 10 - 15 năm...

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hạ tầng số an toàn là chìa khóa cho nền tài chính bền vững

Hạ tầng số an toàn là chìa khóa cho nền tài chính bền vững

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam bước sang một giai đoạn quản lý chặt chẽ hơn với loạt quy định mới từ Ngân hàng Nhà nước. Những thay đổi này không chỉ nâng cao tính an toàn và minh bạch trong thanh toán số mà còn đặt ra yêu cầu rõ ràng cho cả người dân và doanh nghiệp trong việc chủ động thích ứng với kỷ nguyên số hóa tài chính.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Vừa qua, Bệnh viện E triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh.
Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký quyết định chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Tin khác

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Ngày 1/7, cả nước bắt đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập các tỉnh thành. Rất nhiều ngôi chùa trên các đỉnh núi thiêng được Phật tử và du khách hướng đến với lễ cử chuông trong thời khắc lịch sử.
Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Sự ra đời của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thời khắc đặc biệt cho trang sử mới

Thời khắc đặc biệt cho trang sử mới

Ngày đầu tháng Bảy, Hà Nội thức dậy trong không khí tươi mới. Trên những nẻo đường, góc phố, từ những con ngõ nhỏ ngoại thành đến các tuyến phố sầm uất, đâu đó vang lên những câu chuyện bàn luận rôm rả: “Hôm nay chính quyền mới bắt đầu hoạt động rồi đấy!”. Một dấu mốc lịch sử mang theo biết bao kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, và của chính những người dân Thủ đô vào một bộ máy chính quyền gần dân, vì dân, sát dân hơn bao giờ hết.
Từng bước đưa Việt Nam vươn lên thành trung tâm công nghệ số toàn cầu

Từng bước đưa Việt Nam vươn lên thành trung tâm công nghệ số toàn cầu

Phát biểu tại buổi họp báo của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 27/6, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin cho rằng, Luật Công nghiệp, Công nghệ số (CNCNS) không chỉ là đạo luật chuyên ngành mà còn là đòn bẩy thể chế mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và tiến tới khẳng định vị thế trung tâm công nghệ số toàn cầu.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý chất lượng hàng hóa

Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý chất lượng hàng hóa

Vừa qua, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tỷ lệ tán thành cao, đạt 408/420 đại biểu (chiếm 85,36%). Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, mở ra giai đoạn phát triển mới trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hiện đại, số hóa và phù hợp thông lệ quốc tế.
Kỳ vọng bước đột phá

Kỳ vọng bước đột phá

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, không quốc gia nào có thể phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) một cách đơn độc. Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước như Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… trong các lĩnh vực AI, công nghệ sinh học, y tế, môi trường… đang mở ra nhiều cơ hội lớn.
Động lực đưa đất nước phát triển hùng cường

Động lực đưa đất nước phát triển hùng cường

Khoa học và công nghệ (KH&CN) không còn là lựa chọn, mà là con đường tất yếu để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, hùng cường, thịnh vượng. Với chiến lược đúng đắn, chính sách phù hợp, sự tham gia tích cực của toàn xã hội và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực.
Hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và chuyển đổi số

Hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và chuyển đổi số

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 là bước tiến quan trọng trong cải cách thể chế, tạo lập hạ tầng pháp lý hiện đại, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Với định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và tăng cường vai trò xã hội hóa, Luật hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế trong kỷ nguyên số.
Xem thêm
Phiên bản di động