Hạ tầng số an toàn là chìa khóa cho nền tài chính bền vững
Xóa sổ thẻ từ: Cánh cửa khép lại cho rủi ro bảo mật
Thẻ từ vốn hoạt động dựa trên công nghệ lưu trữ dữ liệu “tĩnh”, dễ bị sao chép và làm giả. Trong khi đó, thẻ chip sử dụng công nghệ mã hóa “động” thông minh, giúp gần như loại bỏ nguy cơ bị sao chép, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng. Chính vì vậy, việc loại bỏ thẻ từ là bước đi cần thiết trong lộ trình nâng cấp bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế của Ngân hàng Nhà nước.
Các ngân hàng thương mại như Eximbank, Agribank, Vietcombank… đã đồng loạt triển khai các chiến dịch hỗ trợ chuyển đổi thẻ miễn phí, đồng thời tổ chức đổi thẻ lưu động tại vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít tiếp cận với dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự chủ động này góp phần giúp lộ trình nâng cấp bảo mật diễn ra thuận lợi, không gây xáo trộn lớn cho người dùng.
Không chỉ dừng ở thẻ cá nhân, Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết chặt tài khoản doanh nghiệp bằng yêu cầu xác thực sinh trắc học người đại diện pháp luật. Kể từ ngày 1/7/2025, các tài khoản không hoàn thành bước xác thực này sẽ bị tạm dừng chức năng giao dịch trực tuyến, một bước đi mạnh tay nhằm ngăn chặn tình trạng tài khoản “ma”, rửa tiền, hoặc mạo danh doanh nghiệp.
![]() |
Thanh toán không tiền mặt đang là xu hướng chủ đạo không thể đảo ngược. |
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hơn 711.000 hồ sơ doanh nghiệp đã được đối chiếu sinh trắc học, tương đương 66% tổng số tài khoản phát sinh giao dịch trên kênh điện tử. Điều này cho thấy nhận thức và sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực, nhưng cũng đồng nghĩa với việc còn hàng trăm nghìn doanh nghiệp chưa hoàn tất cập nhật và có nguy cơ bị gián đoạn giao dịch.
Nhiều ngân hàng như SHB, MB, VietinBank… đã nhanh chóng triển khai giải pháp đồng bộ sinh trắc học từ tài khoản cá nhân sang doanh nghiệp nếu người đại diện pháp luật là cùng một người. Đây là bước tiến nhằm giảm thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tuy vậy, với những chủ doanh nghiệp đang sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài, yêu cầu xác thực trực tiếp tại Việt Nam vẫn là rào cản đáng kể.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang xem xét điều chỉnh Thông tư 17 theo hướng miễn trừ hoặc nới lỏng quy định với một số nhóm đặc thù như doanh nghiệp thuộc Top 500 toàn cầu, doanh nghiệp niêm yết, cơ quan nhà nước... Dự kiến, bản sửa đổi thông tư sẽ được ban hành trong tháng 9/2025.
An toàn số không phải là lựa chọn, mà là bắt buộc
Trong bối cảnh số hóa tài chính diễn ra nhanh chóng, việc đảm bảo an toàn giao dịch số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi, không chỉ đe dọa tài sản cá nhân mà còn ảnh hưởng đến uy tín và sự ổn định của cả hệ thống tài chính. Chính vì vậy, các giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước được xem là “lá chắn” chủ động, không chờ sự cố rồi mới ứng phó.
Việc xóa bỏ thẻ từ vốn là “lỗ hổng bảo mật di động” và buộc doanh nghiệp xác thực sinh trắc học đều là những bước đi mang tính căn cơ. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng triệu tài khoản cá nhân và tổ chức đang “ngủ đông” hoặc không xác định rõ danh tính, việc siết chặt quy trình xác thực chính là tiền đề để ngăn chặn rửa tiền, giao dịch ảo, lừa đảo xuyên biên giới...
Tuy nhiên, để quá trình này đạt hiệu quả tối ưu, sự đồng hành của người dùng và doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết. Không ít người vẫn chưa hình dung được mức độ nguy hiểm khi thông tin tài khoản bị đánh cắp, hoặc xem nhẹ việc chuyển đổi thẻ, xác thực sinh trắc học... Điều này đòi hỏi công tác truyền thông, hướng dẫn phải sâu sát, liên tục và dễ tiếp cận hơn, nhất là ở vùng sâu vùng xa hoặc với người lớn tuổi, người không rành công nghệ.
Thanh toán không tiền mặt đang là xu hướng chủ đạo không thể đảo ngược. Nhưng quá trình số hóa sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi hạ tầng được đảm bảo an toàn, minh bạch và có khả năng bảo vệ quyền lợi người dùng ở mức cao nhất.
Việc loại bỏ thẻ từ, xác thực sinh trắc học không chỉ là một thay đổi kỹ thuật. Đó là bước chuyển mình có tính chiến lược, nhằm xây dựng một nền tảng tài chính số hiện đại và đáng tin cậy hơn cho Việt Nam, nơi người dân có thể yên tâm giao dịch, doanh nghiệp có thể vận hành an toàn và hệ thống tài chính được bảo vệ khỏi những rủi ro lớn trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bắt Giám đốc Athena Việt Nam sản xuất hàng nghìn lọ kem chống nắng, mỹ phẩm giả

Chi tiết mô phỏng phân làn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng

Chính quyền 2 cấp: Niềm tin và kỳ vọng của người dân ngoại thành Thủ đô

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, nửa đầu năm 2025 đạt gần 3,7 tỷ USD

Bộ Y tế thu hồi nhiều loại mỹ phẩm, kem đánh răng vi phạm

Phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 đến hết ngày 3/7

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ
Tin khác

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, nửa đầu năm 2025 đạt gần 3,7 tỷ USD
Thị trường 03/07/2025 11:28

Tỷ giá USD hôm nay (3/7): Giá bán USD tăng lên 26.323 đồng/USD
Thị trường 03/07/2025 07:17

Giá xăng dầu hôm nay (3/7): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh
Thị trường 03/07/2025 07:15

Giá vàng hôm nay (3/7): Vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm giá
Thị trường 03/07/2025 07:12

Phải xóa bỏ “khoảng trống trách nhiệm” trong quản lý thực phẩm
Thị trường 02/07/2025 15:33

Ngày mai (3/7), giá xăng có thể sẽ giảm hơn 1.000 đồng/lít
Thị trường 02/07/2025 10:18

Giá xăng dầu hôm nay (2/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ
Thị trường 02/07/2025 06:56

Tỷ giá USD hôm nay (2/7): Giá USD "chợ đen" tăng lên mức 26.500 đồng/USD
Thị trường 02/07/2025 06:38

Giá vàng hôm nay (2/7): Vàng miếng SJC tăng vọt, tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng
Thị trường 02/07/2025 06:20

Giá vàng hôm nay (1/7): Đồng loạt tăng ở cả trong nước và thế giới
Thị trường 01/07/2025 07:41