Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí
Chia sẻ góc nhìn về “kể chuyện đa phương tiện” như một hướng đi tất yếu trong thời đại số, ông Trần Ngọc Long (Trưởng phòng Truyền thông Đa phương tiện, Báo điện tử VietnamPlus) cho rằng, việc tích hợp hình ảnh, âm thanh, dữ liệu và yếu tố tương tác không chỉ giúp nội dung trở nên sống động hơn, mà còn nâng cao khả năng tiếp cận và giữ chân độc giả.
Báo chí truyền thống từng thống trị bằng chữ viết, với những bản tin sắc sảo, phóng sự dài kỳ giàu cảm xúc. Nhưng trong môi trường truyền thông hiện đại, nơi thị giác và thao tác chạm lên ngôi, chữ viết thôi là chưa đủ. Ngày nay, độc giả, đặc biệt là người trẻ, không chỉ muốn “đọc” mà muốn trải nghiệm. Ông Trần Ngọc Long gọi đó là “sự tiến hóa sang báo chí tương tác”, nơi một câu chuyện có thể được kể lại qua hình ảnh, âm thanh, biểu đồ trực quan và cả sự tham gia chủ động của người xem.
Theo Hiệp hội Báo chí thế giới - WAN-IFRA, một trong những rào cản lớn nhất của các tòa soạn Đông Nam Á là “tư duy dựa trên văn bản” (Text-Based Thinking) - quá chú trọng vào chữ mà bỏ qua cách người đọc ngày nay tiếp cận tin tức. Tư duy sản phẩm (Product Thinking) đang dần thay thế, yêu cầu các cơ quan báo chí nhìn nhận mỗi bài báo như một sản phẩm truyền thông hoàn chỉnh - cần chiến lược nội dung, hình thức hấp dẫn, tối ưu trải nghiệm người dùng trên nền tảng số.
![]() |
Muốn chuyển đổi, phải bắt đầu từ chính phóng viên. (Ảnh minh họa: NC) |
Trong kỷ nguyên đa phương tiện, một phóng viên không chỉ viết giỏi, mà còn phải quay phim, dựng clip, chỉnh ảnh, kể chuyện bằng đồ họa và thậm chí vận hành cả sản phẩm longform, eMagazine hay podcast. Họ được ví như “ban nhạc một người” - linh hoạt, đa năng và sẵn sàng làm báo ở bất kỳ nền tảng nào.
Để kể chuyện hấp dẫn trong môi trường số, các toà soạn đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ. Từ các phần mềm như Premiere, Photoshop, Capcut… đến nền tảng kể chuyện như Shorthand, eMagazines, Canva, Flourish hay công cụ tương tác như Thinglink, TimelineJS. Đặc biệt, sự xuất hiện của AI hỗ trợ sáng tạo nội dung như ChatGPT (văn bản), Midjourney (hình ảnh), RunwayML (video) đang tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất báo chí kỹ thuật số.
Kể chuyện đa phương tiện không chỉ là việc thêm hình hay chèn video vào bài viết, đó phải là một cách thiết kế trải nghiệm người đọc, trong đó: Đồ họa minh họa quy trình phức tạp, infographics trực quan hóa dữ liệu và xu hướng; quiz, bình luận, bản đồ tương tác gia tăng sự tham gia; digital magazines định hình báo chí như một “sản phẩm cao cấp”. Những hình thức thành công như mega story, eMagazine, long-read…đang dần chứng minh báo chí thị giác (visual journalism) không còn là xu hướng phụ mà là trụ cột của làm báo hiện đại.
Ở Việt Nam, chuyển đổi không chỉ là công nghệ, mà là tư duy và pháp lý. Mặc dù nhiều tòa soạn đã bắt đầu chuyển mình, nhưng theo ông Trần Ngọc Long, mô hình cơ quan báo chí đa phương tiện tại Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ. Rào cản lớn nhất nằm ở khung pháp lý chưa định nghĩa rõ về sản phẩm đa phương tiện, dẫn đến khó khăn trong thanh toán nhuận bút, chi phí sản xuất và phân phối.
Bên cạnh đó, để thực hiện chuyển đổi hiệu quả, các tòa soạn cần thay đổi từ tư duy tổ chức, kỹ năng biên tập, mô hình vận hành đến cơ chế quản lý. Nhà quản lý phải đi trước, hiểu đa nền tảng, tư duy được chuỗi sản phẩm và truyền thông đồng bộ trên nhiều định dạng.
Báo chí không chết. Nó chỉ đang “tái sinh” theo một hình thức mới sinh động hơn, tương tác hơn, công nghệ hơn. Và chính Multimedia Storytelling - kể chuyện đa phương tiện - là chìa khóa để giữ chân độc giả, làm sâu nội dung và bảo vệ vị thế báo chí giữa thời đại thông tin đa chiều.
Để kể chuyện đa phương tiện hiệu quả, không chỉ cần công nghệ, mà còn đòi hỏi sự thay đổi từ chính con người làm báo. Theo ông Trần Ngọc Long, phóng viên cần được đào tạo và hỗ trợ phát triển kỹ năng đa nền tảng, từ viết - quay - dựng đến xử lý hình ảnh, đồ họa, dữ liệu và tư duy sản phẩm. Mỗi nhà báo hôm nay cần là “ban nhạc một người”, làm chủ công cụ và tự thiết kế hành trình thông tin của riêng mình.
Song song với đó, các tòa soạn cũng cần đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ, từ phần mềm chỉnh sửa đến nền tảng kể chuyện tương tác. Việc xây dựng các tòa soạn tích hợp (integrated newsroom), nơi các bộ phận cùng làm việc xuyên suốt trên chuỗi nội dung, sẽ là bước đi chiến lược.
Cuối cùng, khung pháp lý cần được cập nhật kịp thời, tạo hành lang rõ ràng về định nghĩa sản phẩm báo chí đa phương tiện, cơ chế nhuận bút và phân bổ chi phí sản xuất.
Diệp Anh
Nên xem

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình
Tin khác

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025
Xã hội 21/07/2025 20:21

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá
Xã hội 19/07/2025 14:25

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà
Giao thông 17/07/2025 10:40

Cập nhật giấy phép lái xe lên VNeID nhanh gọn, tránh rủi ro lừa đảo
Chuyển đổi số 14/07/2025 17:12

Infographic: Hướng dẫn chuyển quyền sở hữu xe online đơn giản, nhanh chóng với VNeID
Infographic 13/07/2025 16:39

Chuyển đổi số góp phần xây dựng hệ thống y tế và an sinh xã hội hiện đại, minh bạch
Chuyển đổi số 11/07/2025 17:21

Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Xã hội 09/07/2025 16:31

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số 02/07/2025 18:24

Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025
Chuyển đổi số 25/06/2025 05:56

Kỷ nguyên báo chí dữ liệu
Chuyển đổi số 21/06/2025 05:45