--> -->

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương sắp hầu tòa Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Bị cáo Hoàng Quốc Vượng bị xét xử về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", liên quan đến việc chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13, dẫn đến mở rộng đối tượng được áp dụng hưởng giá điện ưu đãi. Điều này được xác định trái với Nghị quyết 115 của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán cho các nhà máy điện mặt trời với giá bị "đội lên", gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13
Bị cáo Hoàng Quốc Vượng khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.

Theo cáo trạng, tại cuộc họp ngày 2/4/2019, ông Vượng đã chỉ đạo Tổ soạn thảo sửa cụm từ "đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận" thành "đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Điều này dẫn đến mở rộng thêm dự án được hưởng giá điện ưu đãi.

Trình bày tại tòa bị cáo Vượng cho biết mấu chốt của vấn đề chính là từ "đã" trong cụm từ trên. Thời điểm Bộ Công Thương được giao chủ trì soạn thảo dự thảo Quyết định số 13, bị cáo đã không chú ý tới từ này.

Khi làm việc với cơ quan điều tra và cơ quan tố tụng, bị cáo mới hiểu rõ. Bị cáo được cơ quan điều tra giải thích: Nghị quyết số 115 ghi "đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai", thì từ "đã" phải được hiểu là trước thời gian 31/8/2018 - ngày ban hành Nghị quyết 115.

Lý giải về vấn đề này, bị cáo đưa ra 2 lý do khiến bản thân không quan tâm đến chữ "đã" tại thời điểm đó. Trước hết là cụm từ "đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai", được xuất hiện, sao chép ở rất nhiều văn bản.

Đầu tiên tại văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận từ đầu năm 2018. Khi địa phương đề nghị Thủ tướng Chính phủ, riêng với Ninh Thuận có đặc thù khó khăn do dự án điện hạt nhân không được triển khai, nên xin được cho phép áp dụng cơ chế giá điện như quyết định cũ (Quyết định số 11) với các dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tiếp đến, Văn phòng Chính phủ cũng dùng cụm từ "đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai" để giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành. Cụm từ này còn xuất hiện trong một số nghị quyết khác, trong đó có Nghị quyết số 115.

Bị cáo Vượng trả lời tại tòa rằng mục tiêu cuối cùng của nghị quyết là hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển 2.000MW điện mặt trời được hưởng giá điện ưu đãi đến hết 2020, nên bản thân đã suy nghĩ rằng cần xây dựng quy định hướng tới mục tiêu cuối cùng của Nghị quyết 115 đưa ra là "giảm thiểu thủ tục hành chính sau này".

Vì lý do đó, bị cáo đã cho chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mà không đề cập đến ngày tháng cụ thể nào. Bị cáo Vượng cũng nhiều lần khẳng định bản thân chỉ đạo xây dựng dự thảo trên tinh thần xây dựng, không vì vụ lợi, hay có cá nhân nào tác động, can thiệp.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa bị cáo Vương Mạnh Hưng (sinh năm 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt bị cáo này 7 năm 6 tháng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.
Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình lừa đảo 2.700 tỷ đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Xem thêm
Phiên bản di động