"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Không gian "di sản" đang quá tải
Đánh giá cao chủ trương mở rộng không gian công cộng ở hồ Hoàn Kiếm mà UBND thành phố Hà Nội vừa đưa ra, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, nhấn mạnh, giới kiến trúc sư luôn cho rằng xung quanh hồ Hoàn Kiếm không nên xây dựng thêm bất cứ công trình nào, mà chỉ nên bớt đi. Tất cả các công trình tiện ích xã hội, kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật có thể ngầm hoá dưới mặt đất. Và điều này đang được chính quyền thành phố Hà Nội hiện thực hóa.
Theo KTS Trần Huy Ánh, tòa nhà Hàm cá mập ở số 7 phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, được xây từ đầu năm 1990, hoàn thành vào năm 1993. Quá trình xây dựng, tòa nhà này gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị, cũng như người dân. Về việc thành phố Hà Nội quyết định phá bỏ tòa nhà Hàm cá mập, KTS Trần Huy Ánh cho rằng đây là mong ước của nhiều thế hệ người Hà Nội và giới kiến trúc sư.
“Đây là việc làm mang tính lịch sử, góp phần thay đổi tư duy. Chúng ta phải tạo dựng không gian công cộng đem lại lợi ích cho người dân hôm nay và mai sau”, ông Trần Huy Ánh nêu quan điểm.
![]() |
Người Hà Nội xưa nay vẫn luôn tâm niệm, nếu Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước thì hồ Gươm là trái tim của Hà Nội. (Ảnh: Phương Linh) |
KTS Trần Huy Ánh cũng ủng hộ việc di dời một số trụ sở cơ quan ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm (khu vực đường Đinh Tiên Hoàng) như Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và hàng chục hộ dân.
Còn theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc mở rộng không gian hồ Hoàn Kiếm để tạo sự liên kết với các khu vực xung quanh là vấn đề đặt ra từ năm 1995. Tuy nhiên, sau 30 năm, việc này chưa thể thực hiện được vì thiếu vốn đầu tư và kinh phí giải phóng mặt bằng.
Đối với chủ trương nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm đề nghị cơ quan chức năng cần có một bức tranh tổng thể.
“Bức tranh này phải thể hiện nội dung mở rộng ra phía đông hồ Hoàn Kiếm như thế nào, phía tây ra sao, rồi khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khu vực đặt cột mốc số 0… Đồng thời phải có sự liên kết với ga ngầm C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (dưới phố Đinh Tiên Hoàng).
![]() |
Một góc quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. |
Khi có bức tranh tổng thể, chúng ta sẽ lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư không gian mở quanh hồ Hoàn Kiếm. Bởi lẽ hiện tại, phía tây hồ Hoàn Kiếm cũng có tượng đài vua Lê Thái Tổ, là vị vua gắn với truyền thuyết trả gươm báu cho thần Kim Quy ở hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, khu vực này đang cách biệt với không gian hồ Hoàn Kiếm", TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm Nghiêm nêu quan điểm.
Phát huy giá trị "di sản"
Người Hà Nội xưa nay vẫn luôn tâm niệm, nếu Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước thì hồ Hoàn Kiếm là trái tim của Hà Nội chính vì vậy việc nhiều người dân Hà Nội đang cùng hy vọng, việc tổ chức lại không gian khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ đem đến chuyển biến tích cực. Nơi đây sẽ thực sự là không gian văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đúng nghĩa, qua đó góp phần khai thác tốt lợi thế từ di sản cha ông để lại.
Bạn Trần Anh Tú, (24 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Hồ Hoàn Kiếm là điểm đến không thể thiếu của cả người dân Hà Nội và du khách, nếu nhìn nhận một cách công bằng thì không gian này đang rất chật chội, một phần nào đó là thiếu thiếu trật tự. Việc mở thêm những không gian công cộng rộng hơn, thoáng đãng hơn chắc chắn sẽ tô đẹp hơn cho khu vực này”.
Được biết, để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm, cũng như triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, UBND thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch, dự án đầu tư trong việc xác định các khu vực bố trí, xây dựng lại cơ quan, trụ sở, bố trí diện tích làm việc thay thế, dự án tái định cư (đối với các hộ dân).
![]() |
Nhiều ý kiến cho rằng việc việc tổ chức lại không gian khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ phát huy hơn nữa những giá trị "di sản". |
Đồng thời, hỗ trợ thực hiện di dời, tái định cư, tạm cư theo quy định; hỗ trợ trong quá trình di chuyển, triển khai dự án đầu tư tại vị trí mới; đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, ổn định sinh hoạt, đời sống của nhân dân.
UBND Thành phố đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất (từ các khâu chuẩn bị đầu tư, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất…), bảo đảm công tác quản lý, vận hành hệ thống cung cấp điện được ổn định, liên tục.
Thành phố Hà Nội giao quận Hoàn Kiếm tổ chức lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực bắc hồ Gươm, khu nam phố cổ, trong đó nội dung chủ đạo là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau khi hoàn chỉnh phương án, ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quận chủ trì tham vấn Hội đồng kiến trúc thành phố. Việc quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thực hiện đồng thời với triển khai nghiên cứu, đầu tư xây dựng các không gian công cộng khác xung quanh hồ Gươm theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Bologna vs Empoli: Cửa chung kết rộng mở

Nhận định Atletico Madrid vs Rayo Vallecano: Tranh vé châu Âu và danh dự

Nhận định Betis vs Valladolid: Cơ hội vàng cho đội chủ sân Benito Villamarín

Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Đồng USD phục hồi sau động thái của ông Donald Trump

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông

Giá vàng hôm nay (24/4): Vàng trong nước giảm giá rất mạnh

Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17