--> -->
Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội: Xứng tầm “lá cờ đầu” của cả nước

Kỳ cuối: Nâng tầm chất lượng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội đã và đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, song xây dựng nông thôn mới là quá trình vận động liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì thế, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các địa phương vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đích đến là nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Hướng đến chất lượng và tính bền vững Đến nay, TP Hà Nội đã có 4 huyện và 297 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn đều quan tâm chỉ đạo thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới với mục tiêu nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Đến với các xã của huyện Đan Phượng, người ta dễ dàng nhận ra nét nông thôn mới rất rõ, những con đường bê tông sạch đẹp, hai bên là những bức tường được trang trí đẹp mắt, cây xanh và hoa tươi được cắt tỉa gọn gàng. Cùng với đó là những ngôi nhà được gắn số rõ ràng trên con đường có tên cụ thể.

Để có được thành quả đó, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn kiểu mẫu với mong muốn từ những mô hình, những cách làm mới sẽ nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, để nông thôn thực sự trở thành những nơi đáng sống.

ky cuoi nang tam chat luong nong thon moi
Mô hình trang trại rau hữu cơ tại huyện Đan Phượng

Theo Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng, nếu như trong giai đoạn 2011-2015, huyện có đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp địa phương sớm cán đích nông thôn mới thì đến giai đoạn 2016-2020, huyện Đan Phượng tiếp tục triển khai nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Huyện đã bám sát theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời, lồng ghép thêm những nét rất riêng của địa phương. Cùng với đó huyện tập trung vào lợi thế làng nghề để mở rộng, phát triển các điểm công nghiệp làng nghề nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Hiện nay, huyện Đan Phượng đang làm điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung với khẩu hiệu: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”… để từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn huyện. Là một trong 3 xã điểm của huyện Đan Phượng đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, ông Bùi Văn Đức – Chủ tịch UBND xã Song Phượng cho biết: Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, không dừng ở kết quả đạt được, xã tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với những mục tiêu cao hơn như xây dựng các tuyến đường có hoa, nhà có số.

Tính đến nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn xã đã “nở hoa”; hàng chục điểm được vẽ tranh bích họa, tất cả các tuyến đường trên địa bàn đã được gắn biển ghi rõ tên xóm, các hộ gia đình được gắn số nhà. Các tuyến đường đều giao cho các đoàn thể tự quản vệ sinh sạch sẽ, cống rãnh có nắp đậy nên không còn tình trạng ô nhiễm. Tại huyện Phúc Thọ, sau khi 22/22 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhằm tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã, UBND huyện đã yêu cầu các xã xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu về cảnh quan môi trường, tạo điểm nhấn, điểm mới và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của xã nông thôn mới, ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ rác thải, nước thải, khí thải, tạo cảnh quan môi trường trong lành cho một miền quê đáng sống.

Đến nay, 100% các xã, thị trấn đã ra quân chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp trên tất cả các tuyến đường liên xã, thôn, đường ngõ xóm, khu trung tâm nơi sinh hoạt cộng đồng… Theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn, huyện Phúc Thọ đã đặt ra mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 22/22 xã, xây dựng lộ trình để các xã phấn đấu xã nông thôn mới điển hình tiên tiến và xã nông thôn mới nâng cao, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sach – đẹp, xây dựng huyện trở thành huyện nông nghiệp xanh trù phú, xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, gắn việc duy trì các tiêu chí nông thôn mới với thực hiện tốt trật tự và văn minh đô thị.

Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, huyện Phúc Thọ xác định 3 khâu đột phá: Quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản xuất; Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân (theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII), nhằm tăng thu ngân sách; Thực hiện hiệu quả cuộc vận động “3 sạch”, nâng cao tiêu chí huyện nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, huyện Phúc Thọ xác định tập trung khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển.

Cùng nguồn lực vật chất, huyện Phúc Thọ sẽ phát huy hiệu quả các giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, quyết tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến. Mục tiêu không có điểm dừng Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các địa phương đều tiếp tục duy trì kết quả và xây dựng nông thôn mới nâng cao. Nhằm tạo cơ sở cho các địa phương lập kế hoạch, đồng thời, là căn cứ đánh giá, công nhận xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, UBND TP Hà Nội đã ban hành bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020.

Theo đó, xã nông thôn mới nâng cao của Hà Nội vẫn được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện 19 tiêu chí như bộ Tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng chia làm 6 nhóm (tăng 1 nhóm so với bộ Tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới), gồm: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; Giáo dục, y tế, văn hóa; Cảnh quan, môi trường; Hệ thống chính trị - quốc phòng, an ninh - hành chính công.

Các tiêu chí được đánh giá cao hơn một bước so với bộ Tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể như, đối với tiêu chí thu nhập, quy định “thu nhập bình quân đầu người phải cao gấp 1,2 lần trở lên so với quy định của TP Hà Nội tại thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”; “tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn dưới 1%”; tiêu chí trường học quy định “cả 3 cấp trường đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tối thiểu 1 cấp trường mầm non hoặc tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học”...

Bộ tiêu chí cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó thêm chỉ tiêu về cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp... Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020 được coi là thước đo để các địa phương thực hiện các giải pháp thiết thực nâng cao đời sống của người dân. Trên cơ sở các tiêu chí mới nâng cao, các xã, huyện phải có kế hoạch chi tiết về nguồn lực, đầu tư, triển khai để bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra.

Cũng từ những tiêu chí mới, các địa phương tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy mô tập trung và vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nông thôn điển hình tiên tiến bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội...

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Sáng 9/7, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngã tư Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. Một ô tô con va chạm với nhiều xe máy, xe máy điện, khiến 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7/2025, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo điều chỉnh mã số tỉnh, mã bến xe và cơ cấu các tuyến vận tải hành khách cố định.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại cây trồng, vật nuôi và thiệt hại. Chính sách nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất hiệu quả.
Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” (đoàn kết sáng tạo), thời gian qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Bắc Từ Liêm (cũ) nay gồm 5 phường mới là Thượng Cát, Đông Ngạc, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh đã có nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trên các lĩnh vực. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Theo Sở Công Thương Hà Nội trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 85 chợ cóc. Tình trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Để thực hiện tốt công tác giải tỏa chợ cóc và phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại, thời gian tới cần xây dựng lại quy trình, quy chế hoạt động; phối hợp giữa các ngành để xử lý vi phạm tại các chợ...
“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

Theo các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Hà Nội là trung tâm sở hữu nhiều chất xám, trí tuệ của các nhà khoa học, do đó Thủ đô cần có những chính sách đột phá về phát triển khoa học công nghệ. Nếu khơi nguồn được sự phát triển về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hà Nội có thể đạt tăng trưởng cao, không chỉ 8%, mà còn tăng trưởng hơn nhiều lần hiện nay.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo - Kỳ cuối: Công nghệ sinh học, khởi nguồn cho tương lai

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo - Kỳ cuối: Công nghệ sinh học, khởi nguồn cho tương lai

Trong bức tranh tổng thể về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Hà Nội không chỉ tập trung phát triển các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện tử, trí tuệ nhân tạo, mà còn xác định công nghệ sinh học là hướng đi chiến lược. Với tầm nhìn dài hạn, Thành phố đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành “thủ phủ công nghệ sinh học” của khu vực, khởi đầu từ dự án khu CNC sinh học quy mô lớn.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 3 - "Cú đấm thép" đưa Hòa Lạc vươn mình

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 3 - "Cú đấm thép" đưa Hòa Lạc vươn mình

Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được định hướng trở thành trung tâm tài chính để tạo cú hích kinh tế vùng, thì Hà Nội, với lợi thế riêng, đang đặt nhiều kỳ vọng vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nếu được khai thác đúng tiềm năng, Hòa Lạc sẽ không chỉ là “thung lũng Silicon” của Thủ đô mà còn là cực tăng trưởng mới của quốc gia, nơi khởi nguồn những đột phá công nghệ Việt.
Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường

Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng một số đối tượng lén lút vứt xác lợn ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận, chính quyền phường Tùng Thiện đã vào cuộc khẩn trương, thể hiện tinh thần trách nhiệm và hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động