-->
Tuyển sinh vào lớp 10 ở một số trường ngoài công lập:

Không thể tự tạo “luật” riêng!

Thông báo điểm chuẩn đột ngột của một số trường THPT ngoài công lập trên địa bàn TP Hà Nội đã khiến không ít phụ huynh quay cuồng trong công cuộc nộp – rút hồ sơ mà chẳng biết con mình có đậu hay không?.  
khong the tu tao luat rieng Thêm trường chuyên ở Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10
khong the tu tao luat rieng Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Vừa sát kiến thức vừa tăng tính nghị luận

Không thể muốn thế nào cũng được

Năm nay số lượng học sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội tăng khoảng 20.000 em so với năm 2017. Chính việc tăng đột biến này đã khiến cuộc đua vào lớp 10 của các sỹ tử “nóng” hơn bao giờ hết. Nhiều học sinh do không đủ điểm vào học tại các trường công lập nên đành phải chuyển hướng qua các trường ngoài công lập. Nắm bắt tâm lý này nên một số trường ngoài công lập đã gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh trong quá trình nộp – rút hồ sơ vào trường.

khong the tu tao luat rieng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019

Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội từ ngày 30/6 đến nay đang tạo ra một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội. Tối 29/6, trường này quyết định công bố điểm chuẩn chính thức vào lớp 10 năm học 2018 - 2019. Mức điểm chuẩn 46 điểm áp dụng cho buổi sáng ngày 30/6. Điểm chuẩn sẽ liên tục có sự thay đổi tuỳ vào tình hình tuyển sinh của nhà trường.

Thông tin sẽ liên tục được cập nhật tới phụ huynh. Và, đúng như trường thông báo, đến 13 giờ 30 phút ngày 30/6, tại thông báo lần 2, điểm chuẩn vào lớp 10 của trường đã vọt lên 49 điểm. Kèm theo đó, thông báo cũng nêu rõ nhà trường chỉ nhận 30 hồ sơ đạt mức điểm trên.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu các trường phải tạo điều kiện cho học sinh rút hồ sơ vào lớp 10.

Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu hiệu trưởng các trường phải phân công cán bộ tuyển sinh có đủ thẩm quyền trực trong thời gian tuyển sinh đến hết ngày 15/7/2018 (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật) để hướng dẫn, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh. Học sinh trúng tuyển đã nộp hồ sơ vào trường, khi có nhu cầu được quyền rút hồ sơ, các nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh rút hồ sơ.

Đến 8 giờ 3 phút ngày 1/7, trường phát ra thông báo điểm chuẩn lần 3. Lúc này, mức điểm chuẩn đã lên đến 50,5 điểm (tương đương mức điểm chuẩn một số trường THPT công lập top đầu của Hà Nội) và trường công bố chỉ nhận thêm 10 hồ sơ nữa. Đến 11 giờ 53 phút ngày 1/7, trường thông báo dừng nhận hồ sơ.

Trước đó, ngày 7/5, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu có đăng tải trên website của trường thông báo việc ghi danh vào lớp 10 năm học 2018 - 2019. Theo thông báo này, thời gian ghi danh từ ngày 7/5 đến hết ngày 29/6. Điểm chuẩn xét tuyển các học sinh đã đăng ký ghi danh trong thời gian quy định thấp hơn 1 điểm so với điểm chuẩn chính thức của Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu công bố ngày 1/7.

Lệ phí ghi danh là 2.000.000 đồng. Học sinh trúng tuyển vào trường hoàn thiện hồ sơ nhập học theo quy định muộn nhất là ngày 1/7/2018. Lệ phí ghi danh không được chuyển sang để khấu trừ học phí hoặc các khoản thu đầu năm. Học sinh trúng tuyển vào trường nhưng không theo học, nhà trường không hoàn lại lệ phí ghi danh. Học sinh không trúng tuyển nhà trường sẽ hoàn lại lệ phí ghi danh từ ngày 18/7/2018 đến hết ngày 20/7/2018. Quá thời hạn trên nhà trường không giải quyết việc hoàn lại lệ phí ghi danh.

Phí ghi danh và việc không hoàn lại các khoản phí đã đóng là một cách để các trường ngoài công lập giữ chân thí sinh. Tại Trường THPT Lương Thế Vinh công bố điểm trúng tuyển và thu hồ sơ của các học sinh từ ngày 26/6, phụ huynh nộp hồ sơ vào đây sẽ phải nộp các khoản gồm: Học phí (2 triệu đồng/tháng), xây dựng trường (2 triệu đồng/năm), đồng phục (1,5 triệu đồng), lệ phí tuyển sinh (300.000 đồng), tiền vở (270.000 đồng), tổng cộng là 6.070.000 đồng. Nếu sau khi biết điểm chuẩn công lập, học sinh rút hồ sơ thì sẽ không được trả lại tiền mà khoản đó sẽ nộp về quỹ khuyến học của trường.

Phụ huynh bức xúc

Chúng tôi hiểu rằng, dù công hay tư thì vẫn chịu sự quản lý chung của ngành Giáo dục- Đào tạo.

Bởi thế, khi một vấn đề nảy sinh liên quan đến công tác tuyển sinh, Sở G ĐT với chức năng quản lý Nhà nước của mình phải kịp thời có những hành động quyết liệt chứ không phải chỉ là những công văn nhắc nhở. Công hay tư đều phải tuân thủ pháp luật và quy định chung.

Trao đổi với PV, một phụ huynh đến rút hồ sơ ở Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu cho biết: “Trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, gia đình tôi đã tới trường để ghi danh cho con với mức lệ phí là 2 triệu đồng. Cháu thi được 47,5 điểm và được cộng thêm 1 khi ghi danh, tổng cộng là 48,5 điểm. Nhà trường thông báo ngày 1/7 tới trường để nộp hồ sơ nhập học.

Nhưng đến sáng ngày 1/7, mang hồ sơ cùng tiền học phí tới trường thì mức điểm chuẩn đã tăng vọt lên 50,5 điểm. Đồng ý là trường ngoài công lập được tự chủ, nhưng không phải muốn làm gì thì làm. Cách công bố điểm của trường khiến phụ huynh chúng tôi bị động, quay cuồng tìm trường khác cho con. Trong khi đó, phải đến nhiều lần, trường mới hứa hẹn sẽ trả lại phí ghi danh”.

Một phụ huynh khác cho biết thêm: “Mức phí ghi danh nhà trường đưa ra thực chất là để mua 1 điểm. Sáng 30/6, xem điểm chuẩn của trường, gia đình tôi chắc chắn là cháu đã đỗ nên định đến ngày 1/7 sẽ tới trường nộp hồ sơ nhập học như đã được thông báo. Nhưng không ngờ đến chiều, điểm chuẩn của trường lại tiếp tục tăng”.

Theo vị phụ huynh này, mất 2 triệu không tiếc, nhưng cách làm của nhà trường là không thể chấp nhận được bởi đã đẩy nhiều học sinh từ đỗ thành trượt. Bên cạnh đó, khiến nhiều phụ huynh phải quay như chong chóng để tính phương án chọn trường khác cho con.

Một phụ huynh có con đăng ký vào Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cũng ngao ngán chia sẻ, chị phải xếp hàng từ 6 giờ sáng để xin rút hồ sơ cho con nhưng số thứ tự cũng đã hơn 100.

“Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, con tôi đỗ Trường THPT Chu Văn An. Vì muốn cho con học trường công lập nên gia đình quyết định sẽ rút hồ sơ và chấp nhận mất khoản lệ phí khi nộp hồ sơ là hơn 6 triệu đồng. Tuy nhiên tôi cho rằng nếu đã đưa vào quỹ khuyến học, thì nên để phụ huynh tự quyết định xem đóng góp cả hay phần nào đó thay vì cách cưỡng ép như hiện nay. Số tiền này với những gia đình khá giả thì không đáng bao nhiêu, nhưng với nhiều người thì nó là không nhỏ” – Vị phụ huynh này cho biết.

Bên cạnh đó, việc rút hồ sơ của Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh cũng khiến không ít phụ huynh rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở khi đúng lúc cần rút hồ sơ, cán bộ của trường lại đi… nghỉ mát chưa về. Một phụ huynh cho biết, đây đã là lần thứ 3 anh đến trường để xin rút hồ sơ cho con. Trước đó, ngày 1/7, dù đã đến trường nhưng anh phải ra về vì nhà trường thông báo cán bộ đi nghỉ mát.

Sở GD & ĐT yêu cầu không gây khó khăn cho phụ huynh học sinh

Trước sự việc một số phụ huynh phản ánh Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh gây khó dễ khi rút hồ sơ, ngày 3/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu nhà trường báo cáo Sở về công tác tuyển sinh đầu cấp.

Cụ thể, công văn của Sở GD&ĐT do Phó Giám đốc Phạm Văn Đại kí ngày 3/7, gửi Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh nêu rõ, từ ngày 30/6 đến ngày 2/7, Sở nhận được nhiều thông tin phản ánh từ báo chí về việc tuyển sinh năm học 2018 – 2019 của Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh. Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu trường THCS và THPT Lương Thế Vinh báo cáo bằng văn bản về công tác tuyển sinh năm học 2018 – 2019 gửi về Sở GD&ĐT trong ngày 3/7.

Đồng thời, yêu cầu nhà trường rà soát rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh năm học 2018 – 2019, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp trong cách thức tuyển sinh, đảm bảo tính nhân văn trong giáo dục, không gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, tránh tạo dư luận xấu trong xã hội.

Trước đó, ngày 2/7 Sở GD&ĐT Hà Nội cũng có công văn do Phó giám đốc Sở Phạm Văn Đại ký yêu cầu Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, tránh gây căng thẳng, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. Sở cũng đề nghị trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, hoàn trả toàn bộ lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ.

P.Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động