-->

Hồi hương sau dịch, lao động xuất khẩu chật vật tìm việc trong nước

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam đang đỏ mắt tuyển dụng, thế nhưng vẫn có không ít lao động từng đi xuất khẩu tại các quốc gia trên về nước đem theo vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc tại nước bạn nhưng đến nay vẫn khó tìm việc.
Ban hành Bộ quy tắc để bảo vệ lao động xuất khẩu tốt hơn Sẽ thanh tra việc đưa lao động xuất khẩu Khó tìm việc làm với mức lương mong muốn

Từng có hơn 10 năm làm về lĩnh vực thợ hàn tại Hàn Quốc, trở về nước từ giữ năm 2021 nhưng đến nay anh Phạm Văn Lợi (Ba Vì, Hà Nội) vẫn loay hoay chưa tìm được công việc phù hợp.

“Thời điểm giữa năm 2021 khi tình hình dịch bệnh khá căng thẳng, cũng vừa hết hạn hợp đồng, nên tôi xin được về nước. Nhưng khi đó dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp đều thu hẹp sản xuất, nhu cầu tuyển dụng giảm, bởi vậy để tìm được một công việc phù hợp không dễ dàng. Hiện tại, tôi đang làm công nhân hàn xì cho một công ty tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nhưng công việc rất vất vả, độc hại trong khi mức lương mại không tương xứng, nên tôi vẫn đang tìm kiếm một công việc tốt hơn”, anh Lợi chia sẻ.

Hồi hương sau dịch, lao động xuất khẩu chật vật tìm việc trong nước
Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Khi làm việc tại Hàn Quốc, anh Lợi cho biết, trung bình mức lương hàng tháng khoảng hơn 40 triệu đồng, thế nhưng khi về Việt Nam, anh chỉ mong muốn nhận được mức lương từ 13-15 triệu đồng mỗi tháng. Có nhiều năm đi làm xa quê, anh Lợi hy vọng sẽ sớm tìm được một công việc gần nhà, để có nhiều thời gian hơn cho gia đình, thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng công nhân hàn xì đều ở xa khu vực anh đang sinh sống.

“Có một vài công ty đáp ứng được kỳ vọng về mức lương và điều kiện làm việc nhưng đều ở xa, nếu vậy dù lương có cao hơn một chút, nhưng chi phí đi lại, ăn ở, thì số tiền dư ra cũng không còn được bao nhiêu. Những người chưa lập gia đình có thể đi xa, còn khi đã có tuổi, có gia đình, từng đi làm xa mãi thì chỉ muốn được làm gần nhà để ở cùng người thân”, anh Lợi chia sẻ.

Lao động này cũng cho rằng, một trong những khó khăn khi tìm việc sau khi hồi hương là bản thân đã bước qua ngưỡng tuổi “đẹp” để xin việc. “Những người có trình độ cao thì không nói, nhưng nếu với lao động phổ thông, doanh nghiệp vẫn thích tuyển những người trẻ dưới 30 tuổi, còn khi đã ngấp nghé 40 tuổi, thì cơ hội nghề nghiệp cũng ít hơn, tìm kiếm công việc phù hợp cũng khó khăn hơn nhiều”, anh Lợi nói.

Hồi hương sau dịch, lao động xuất khẩu chật vật tìm việc trong nước
Anh Phạm Văn Lợi (Ba Vì, Hà Nội) (bên phải) tìm hiểu thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

Tương tự, anh Đỗ Văn Thọ (Hà Đông, Hà Nội) cũng vừa trở về từ Hàn Quốc sau hơn 10 năm đi xuất khẩu lao động. Về nước từ cuối năm 2020, anh Thọ có làm việc cho một vài người quen một thời gian, nhưng gần đây, khối lượng công việc ít, hiện anh vẫn đang nghỉ để tìm kiếm một công việc ổn định, lâu dài hơn.

Từng có kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc hơn 10 năm về lĩnh vực cơ khí, tự trau dồi thêm vốn tiếng Hàn, nên anh Thọ mong muốn tìm kiếm công việc liên quan đến phiên dịch tại xưởng cho các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam song cũng gặp không ít khó khăn.

“Hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu các vị trí phiên dịch xưởng có Topik 4, 5, nhưng chỉ học vừa làm, nên tôi chỉ có thể giao tiếp và viết được, nhưng lại không thi lấy bằng nên đến nay không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp”, anh Thọ cho biết.

Một trong những khó khăn khác anh Đỗ Văn Thọ gặp phải khi tìm việc là sự thiếu hụt thông tin: “Tôi chỉ tìm kiếm trên mạng, facebook hoặc qua người quen giới thiệu, nên cũng không biết được nhiều thông tin tuyển dụng, thậm chí không biết chỗ nào đang tuyển để nộp đơn xin việc”, anh Thọ nói.

Doanh nghiệp “đỏ mắt’ tìm người

Trong khi đó, không ít doanh nghiệp vẫn đang chật vật tuyển dụng lao động. Bà Hoàng Thị Chín, Phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH Sản phẩm Ricoh Iamging (Việt Nam) chuyên sản xuất phụ kiện, ống kính máy ảnh cho biết, hiện doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 200 lao động phổ thông, độ tuổi từ 18-35 cùng nhiều vị trí khác như nhân viên kỹ thuật sơn, nhân viên kỹ thuật sửa chữa, nhân viên IQC, IT, phiên dịch tiếng Anh, tiếng Nhật. Ngoại trừ lao động phổ thông, thì các vị trí khác đều yêu cầu ứng viên có ngoại ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh cùng trình độ chuyên môn chắc, mức lương sẽ được thỏa thuận theo năng lực của ứng viên.

Bà Hoàng Thị Chín cho biết, dù đã tuyển dụng qua nhiều kênh, thậm chí trả phí cho một số kênh tuyển dụng chuyên nghiệp song vẫn rất khó để tìm được ứng viên phù hợp.

“Một số ứng viên có kỹ thuật nhưng nếu ngoại ngữ kém cũng không đáp ứng được yêu cầu, và ngược lại nhiều ứng viên ngoại ngữ tốt nhưng lại không có chuyên môn về lĩnh vực mà công ty sản xuất. Nhiều lao động từng xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, có trình độ tiếng Nhật khá tốt, nhưng đa số lại chỉ thành thạo phần nói, phần đọc viết rất hạn chế, nếu không có chuyên môn về các mảng kỹ thuật đang tuyển thì công ty cũng chỉ có thể nhận vào làm lao động phổ thông”, bà Chín cho hay.

Bà Phạm Thị Luân, Công ty TNHH Visang Việt Nam chuyên đào tạo tiếng Hàn online và kết nối nhân sự thành thạo tiếng Hàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho biết đang có nhu cầu tuyển dụng 2 vị trí gồm trợ giảng tiếng Hàn và nhân viên vận hành lớp học. Số lượng tuyển cho 2 vị trí này không nhiều, nhưng dù thông qua nhiều kênh tuyển dụng khác nhau đến nay vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp.

“Đối tượng ưu tiên tuyển dụng của công ty là người thành thạo về tiếng Hàn hoặc có kinh nghiệm trong giáo dục tiếng Hàn, nên những lao động từng làm việc ở Hàn Quốc về nước sẽ có một lợi thế lớn vì đã có những hiểu biết và trải nghiệm nhất định về văn hóa, nhưng điểm khó là nhiều ứng viên khả năng giao tiếp, nghe nói tốt, nhưng khả năng viết còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu”, bà Luân cho biết.

Theo bà Phạm Thị Luân, hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Hàn của các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam là tương đối lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang khó khăn trong tuyển dụng do các ứng viên có nhu cầu tìm việc liên quan đến lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, trong khi đó, các doanh nghiệp lại chủ yếu ở các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang hay các tỉnh thành nhỏ hơn… Do đó việc tìm kiếm ứng viên gặp nhiều khó khăn hơn.

Hồi hương sau dịch, lao động xuất khẩu chật vật tìm việc trong nước
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội thừa nhận, sẽ rất khó để có sự tiệm cận giữa cung và cầu lao động, đây là quy luật chung của thị trường. Song để kết nối lao động với doanh nghiệp nói chung và lao động xuất khẩu nước ngoài về nước nói riêng, thời gian qua, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp cùng các địa phương lân cận tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho người lao động làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc về nước làm việc.

“Sau dịch Covid-19, một lượng rất lớn lao động quay trở về nước, băn khoăn lớn nhất của người lao động là liệu có tìm được công việc phù hợp với tay nghề, trình độ và mức lương tại hay không? Khi trực tiếp trao đổi với người lao động, có thể thấy nhiều người còn băn khoăn khi thu nhập tại nước bạn lên đến vài chục triệu mỗi tháng nhưng khi về Việt Nam mức lương lại thấp hơn nhiều, nếu mãi loay hoay tìm mức lương tương đương là rất khó. Khi về nước, người lao động phải chấp nhận mặt bằng lương chung trong nước. Đây cũng là rào cản tâm lý của nhiều lao động khi về nước”, ông Thành cho biết.

Ông Vũ Quang Thành cũng lưu ý, người lao động trở về từ nước ngoài đôi khi còn thiếu những thông tin về thị trường lao động trong nước, do đó khi tìm kiếm việc làm, để tránh bị lừa đảo hay các “bẫy việc làm”, người lao động có thể tìm đến các Trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố để được hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp uy tín./.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/viec-lam/hoi-huong-sau-dich-lao-dong-xuat-khau-chat-vat-tim-viec-trong-nuoc-post958789.vov

Nên xem

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội khảo sát việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội khảo sát việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã thành lập đoàn công tác khảo sát việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ; Chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bảo đảm ATVSLĐ năm 2024 tại 13 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Tỷ giá USD hôm nay (3/4): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/4): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 16 đồng, hiện ở mức 24.851 đồng.
Cúp C1 Đông Nam Á: Công an Hà Nội thất thủ trên đất khách

Cúp C1 Đông Nam Á: Công an Hà Nội thất thủ trên đất khách

Trận bán kết lượt đi Cúp C1 Đông Nam Á 2024/2025 giữa Công an Hà Nội (CAHN) và PSM Makassar đã khép lại với chiến thắng 1-0 nghiêng về đội bóng Indonesia. Kết quả này phản ánh một trận đấu mà đại diện của V-League đã chơi chủ động nhưng không tận dụng tốt cơ hội, trong khi PSM Makassar lại biết cách khai thác tình huống cố định để giành lợi thế.
Phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
4 trường THPT chuyên của Hà Nội tuyển sinh lớp 10 như thế nào?

4 trường THPT chuyên của Hà Nội tuyển sinh lớp 10 như thế nào?

Thành phố Hà Nội hiện có 4 trường trung học phổ thông (THPT) chuyên. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội lưu ý, khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên của các trường này, học sinh phải căn cứ vào nguyện vọng và khả năng học tập môn chuyên, lịch thi các môn chuyên để đăng ký cho phù hợp. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng chuyên đã đăng ký.

Tin khác

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Trong hai ngày 31/3 và 1/4/2025, hàng nghìn lao động đã có mặt từ sớm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc (EPS) đợt 1 năm 2025.
Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Xem thêm
Phiên bản di động