-->

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
DeepSeek gấp rút ra mắt mô hình R2 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội

Trong phần trình bày về chiến lược AI và chuyển đổi số tại Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn 2025, giáo sư Young-Sup Joo từ Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho rằng, Việt Nam cần có một chiến lược dài hạn và toàn diện để tận dụng lợi thế công nghệ. Chuyên gia nhấn mạnh rằng việc tiếp cận AI ngoài là vấn đề công nghệ còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách.

Giáo sư Young-Sup Joo nhận định AI hiện nay đã vượt qua giới hạn của một công nghệ đơn thuần để trở thành chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững về cả kinh tế, môi trường và xã hội. AI có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất làm việc, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến phát triển xanh như giảm tiêu thụ năng lượng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao để AI phục vụ con người, thay vì chỉ tập trung vào yếu tố lợi nhuận hoặc công nghệ đơn thuần.

Đề xuất chiến lược phát triển AI cho Việt Nam, ông Young-Sup Joo hiến kế 2 hướng, một là “Fast Follower Strategy” (người lần theo dấu chân) và “First Mover Strategy” (người mở đường).

Ông Young-Sup Joo, Giáo sư của Đại học Quốc gia Seoul đề cập 2 chiến lược phát triển AI cho Việt Nam
Ông Young-Sup Joo đề cập 2 chiến lược phát triển AI tại Việt Nam

Cụ thể với chiến lược “Người lần theo dấu chân”, Việt Nam có thể học hỏi từ những quốc gia phát triển, áp dụng các mô hình AI thành công một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi toàn cầu, việc chỉ đơn thuần "theo sau" không còn là một lựa chọn tối ưu. Do đó, Việt Nam cần tìm kiếm những lĩnh vực mà mình có thể trở thành "Người mở đường", đặc biệt là trong ứng dụng AI vào các ngành công nghiệp chủ lực như sản xuất, nông nghiệp và y tế.

“Thay vì cạnh tranh trực tiếp với các cường quốc AI như Mỹ hay Trung Quốc, Việt Nam có thể tập trung vào ứng dụng AI trong công nghiệp (Industrial AI), nơi vẫn còn nhiều cơ hội để dẫn đầu. Việc đầu tư vào AI không nên dừng lại ở công nghệ, thay vào đó cần đi đôi với phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hạ tầng số và hợp tác với các đối tác toàn cầu. Tận dụng lợi thế của dữ liệu bản địa và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đặc thù, Việt Nam có thể tạo ra giá trị bền vững hơn trong cuộc đua AI”, ông nói.

Ông Young-Sup Joo nhấn mạnh rằng chiến lược AI của Việt Nam phải đặt mục tiêu hướng đến phát triển con người và xã hội, thay vì chỉ tập trung vào yếu tố công nghệ. AI không nên là công cụ độc quyền của các tập đoàn lớn, mà cần trở thành một nền tảng mở để các doanh nghiệp, startup và nhà nghiên cứu có thể khai thác tiềm năng. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách rõ ràng về phát triển AI, đảm bảo rằng AI sẽ phải mạnh mẽ hơn, thân thiện với môi trường và dễ tiếp cận với tất cả mọi người.

Trong đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn, theo ông Young-Sup Joo, cần có sự hiện diện của mảng đào tạo nghề, để đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, nếu Việt Nam muốn phát triển lĩnh vực đóng gói bán dẫn, thì cần xác định rõ hướng đi cụ thể để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Trong khi đó, giáo dục bậc cao lại là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi nhiều năm để đào tạo và phát triển đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao. Do đó, khoảng thời gian cần thiết để phát triển nhân lực trình độ cao và nhân lực trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo có sự khác biệt rõ rệt.

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: đâu là thay đổi quan trọng nhất cần xảy ra trong 5 năm tới để đảm bảo khả năng phục hồi và phát triển bền vững của ngành bán dẫn trong kỷ nguyên AI? Các chuyên gia cho rằng, đây là một thách thức lớn, đòi hỏi sự kết hợp giữa đầu tư công nghệ, phát triển nhân lực và đổi mới chính sách để tạo ra một hệ sinh thái bền vững cho ngành công nghiệp cốt lõi này.

Bảo Thoa

Nên xem

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khánh Hòa: Cảnh báo ma túy “núp bóng” thực phẩm, xâm nhập giới trẻ

Khánh Hòa: Cảnh báo ma túy “núp bóng” thực phẩm, xâm nhập giới trẻ

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Nguyễn Tấn Tuân vừa có chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tăng cường rà soát, phát hiện, quản lý người nghiện ma túy.
Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day

Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day

Google đã phát hành một bản cập nhật bảo mật khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đầu tiên trong năm 2025 - một lỗ hổng zero-day đang bị tin tặc khai thác tích cực.
Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 7 giờ sáng 29/3, trên tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, qua huyện Diễn Châu xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải trọng lớn và xe ô tô 16 chỗ ngồi
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Dưới đây là một số chính sách nổi bật.
U17 Việt Nam tiếp tục đánh bại U17 Oman: Sẵn sàng chinh phục sân chơi châu lục

U17 Việt Nam tiếp tục đánh bại U17 Oman: Sẵn sàng chinh phục sân chơi châu lục

Rạng sáng 29/3 (giờ Việt Nam), đội tuyển U17 Việt Nam đã kết thúc đợt tập huấn tại Oman bằng chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội chủ nhà U17 Oman trong trận tái đấu giao hữu, khép lại hành trình chuẩn bị đầy tích cực trước thềm Vòng chung kết U17 châu Á 2025.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.

Tin khác

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) và Hiệp hội Phi lợi nhuận We Are Asian (WAA) về việc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong ngành Hộ lý tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab, thuộc Bộ Nội vụ) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên năm 2025.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, người lao động phải nghỉ việc, thôi việc vẫn tiếp tục nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương.
Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Ngày 24/3/2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Nội vụ quận Hà Đông tổ chức Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 44% tổng nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 44% tổng nhu cầu tuyển dụng

Thị trường lao động phổ thông năm 2024 đã có dấu hiệu khởi sắc nhờ nhiều nhà máy và khu công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó ghi nhận nhóm lao động phổ thông đang thiếu hụt nhân sự mạnh nhất, chiếm tới 44% tổng nhu cầu tuyển dụng cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động