--> -->

Hệ lụy từ chung cư, biệt thự bỏ hoang: Nguy cơ nảy sinh tội phạm

Việc tội phạm nảy sinh từ những căn biệt thự bỏ hoang trong các khu đô thị (KĐT) mới là mối nguy hiện nay với an ninh trật tự xã hội. Bởi lẽ, các đối tượng phạm tội thường tụ tập ở các căn nhà hoang để lên kế hoạch phạm tội hoặc trốn tránh sự truy tìm của cơ quan chức năng khi gây án…
he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham Giảm tội phạm ở TP.Hồ Chí Minh: Mở cuộc tổng công kích
he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham Cách nào xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang?

Với tốc độ xây dựng quá nhanh cũng như không dựa trên nhu cầu sử dụng thật khiến một thực tế đang diễn ra -  nhiều khu đô thị cao cấp, nhiều biệt thự phân lô hiện không ít đang bị bỏ hoang. Từ các khu nhà bỏ hoang này đã nảy sinh các lệ lụy khôn lường  như tội phạm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ…

“Bãi đỗ” cho các đối tượng nghiện hút

Theo ghi nhận của phóng viên, những dãy biệt thự ở KĐT Thiên Đường Bảo Sơn (An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới được xây dựng phần thô, còn lại các phần khác vẫn chưa được hoàn thiện.

he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham
Biệt thự bỏ hoang là nơi tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh tội phạm.

Bị bỏ hoang lâu ngày cùng với các tác hại từ thiên nhiên nên những kết cấu của các căn biệt thự này hư hỏng nặng, xuống cấp trầm trọng, một số nơi còn lộ rõ các vết nứt trên tường. Khu vực dưới hầm tồn đọng nước mưa lâu ngày cùng rác thải, bốc mùi hôi thối.

Nhiều biệt thự trong khu đó còn được người dân tận dụng để nuôi gà, trồng rau… Số lượng biệt thự được hoàn thiện và có người đến ở trong khu vực này chỉ lác đác vài nhà, số còn lại đều bỏ hoang.

Luật sư Trịnh Khánh Toàn (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Gọi là biệt thự bỏ hoang, nhưng thực chất, về mặt pháp lý, đó vẫn là những bất động sản, nhà ở có chủ sở hữu. Tại Khoản 1 Điều 9, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có quy định rõ chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở.

Như vậy, những biệt thự bỏ hoang không phải là tài sản vô chủ hay không xác định được chủ sở hữu; do đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải được sự đồng ý của chủ sở hữu. Việc chiếm hữu biệt thự bỏ hoang là chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật.

Còn tại Điều 8 Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định: Nghiêm cấm một số hành vi trong lĩnh vực nhà ở như xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng nhà ở của tổ chức, cá nhân; chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật.

Hình ảnh những ngôi biệt thự liền kề hoang phế, không dấu chân người đã khiến không chỉ những người đi đường cảm thấy ớn lạnh mỗi khi nhìn vào, mà còn gây cảm giác không an toàn cho những hộ dân sống gần đó.

Bác Thịnh - người dân mới chuyển đến khu biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn cho biết: “Người dân sống quanh khu vực này thưa thớt, nên vấn đề an ninh cũng đáng lo ngại, nạn trộm cắp đôi khi cũng xảy ra, đặc biệt là các đối tượng nghiện ma túy thường xuyên lảng vảng trong những căn biệt thự gần đó. Buổi tối đêm, nhìn cả dãy nhà hoang vu, ai đi qua cũng sợ hãi”.

Cách đó không xa, tại làng Việt kiều Châu Âu nằm trong khu Mỗ Lao, quận Hà Đông cũng không hiếm các căn biệt thự bị bỏ hoang như vậy. Nhà được xây dựng với kiến trúc rất đẹp, nhưng đi cả khu mới thấy được lác đác người dân, nhưng chỉ là người lao động đến thuê hay tự ý vào ở, thậm chí biệt thự chỉ dùng để nuôi gà, trồng rau, có căn biệt thự lại trở thành bãi chứa đồ đồng nát.

Các căn nhà bỏ hoang, không có chủ ở đã vô tình trở thành tụ điểm của các thanh niên tập trung hút chích. Theo phản ảnh của người dân sống xung quanh các căn biệt thự bỏ hoang, tình trạng thanh niên lạ nhiều nơi khác đến tụ tập tiêm chích vẫn còn tồn tại.

Chia sẻ với phóng viên, một người dân thuê lại biệt thự bỏ hoang để kinh doanh cho hay: “Hồi mới đến thuê nhà, lúc dọn dẹp thu được cả một bao dứa vỏ chai nhựa, cả một bịch đầy kim tiêm, nghĩ lại vẫn thấy rùng mình”. Còn chị Lan mới chuyển đến khu biệt thự này cho biết, có lần, buổi chiều đi làm về đã thấy có đôi trai gái đưa nhau vào căn biệt thự còn trống để “hành xử”…

Khu đô thị Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), có một vị trí đắc đạo nằm trên tuyến đường 70, huyết mạch của Thủ đô Hà Nội, có tổng mức đầu tư 1.071 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục nhà biệt thự, chung cư, trường học, sân chơi trẻ em, do CTCP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) làm chủ đầu tư, cũng có nhiều căn cũng chưa có người ở.

Gặp bà Nguyễn Thị Phượng - một người thuê nhà tại KĐT Trung Văn, được biết : “Tôi thuê chỗ này đã được 3 năm, được cái giá thuê rẻ, kinh doanh cũng đủ sống, nhưng cũng có nhiều điều khiến tôi lo nơm nớp”. Tìm hiểu lý do mới vỡ lẽ nỗi lo của bà cũng có lý, khi chủ yếu các khu biệt thự ở đối diện và dọc đường nơi bà ở đều bỏ hoang.

Cứ buổi xế chiều là xuất hiện những tốp đối tượng khả nghi tụ tập. Bước vào vài biệt thự thấy cả kim tiêm đang còn đỏ máu. Không những làm mất mỹ quan chung, những khu biệt thự này đã trở thành điểm đen cho những người làm công tác quản lý trật tự xã hội, khi mà an ninh của khu đô thị quá lỏng lẻo, không bảo vệ,  kiểm soát được người ra vào.

Nảy sinh tội phạm trộm cắp

Dư luận hẳn vẫn chưa quên, đầu năm 2014, CA phường La Khê (quận Hà Đông-HN) nhận được trình báo của 3 hộ dân ở KĐT mới Văn Khê về việc bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy cắp tài sản. Hiện trường xảy ra vụ việc đều là các căn biệt thự nằm liền kề với những căn chưa có người ở.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định đối tượng gây án đã nhằm lúc người dân đi vắng, đục phá tường tiếp giáp giữa những căn biệt thự liền kề. Thông qua các ô tường bị đục, kẻ gian đã chui vào biệt thự có người ở để lục soát, lấy cắp tài sản. Do người dân ở đây thường đi làm từ sáng đến đêm, thậm chí thường xuyên vắng nhà nhiều ngày nên đối tượng đã có cơ hội thuận lợi để gây án.

Sau đó thời gian ngắn, tại lô 34 – LK 5 KĐT mới Văn Khê cũng xảy ra vụ đột nhập lấy cắp tài sản với thủ đoạn tương tự. Chủ căn biệt thự liền kề nằm giữa 2 căn nhà chưa có người ở cho biết, đã bất ngờ khi biết trộm đột nhập, dù trước đó, khi về quê ăn Tết, chủ nhà đã cẩn thận khóa từng cửa sổ, cửa ban công và cửa ra vào…

Việc tội phạm nảy sinh từ những căn biệt thự bỏ hoang trong các KĐT mới là mối nguy với an ninh trật tự xã hội. Nhiều KĐT mới chưa được bàn giao cho chính quyền, trong khi, tại đây cũng có lực lượng quản lý, bảo vệ, nên trách nhiệm về giữ gìn an ninh trật tự là của Ban Quản lý dự án.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần rà soát lại những KĐT hiện có biệt thự bỏ hoang, có biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan công an với chủ đầu tư, ban quản lý, ban quản trị các dự án nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống tội phạm.

Mai Hương - T.Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động