--> -->

Hãy tự hỏi mình đã làm gì được cho Tổ quốc?

Đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng liên quan không quản ngại gian nguy, sẵn sàng xung phong ra nơi tuyến đầu chống dịch. Vất vả, gian khó, hiểm nguy không sao kể hết. Có những bạn trẻ tình nguyện không quản ngại đường xa, vừa ủng hộ vật chất, vừa đi cả nghìn km từ cao nguyên Lâm Đồng về Bắc Giang chống dịch với Nhân dân. Tất cả chỉ vì nghĩa đồng bào mà mệnh lệnh trái tim lên tiếng, họ không hề phàn nàn, kêu ca khó khăn... Thế mà cũng những ngày này, rất nhiều người, "ngồi trong máy lạnh" chỉ việc duy nhất, viết facebook, viết báo mạng… với cũng chỉ ngôn từ duy nhất: "chê bai", "lên án"!
Mua vắc xin, thời điểm đã chín muồi Không để dịch bệnh lây lan cho người lao động Hãy chung tay để đẩy lùi dịch bệnh

Những ngày cả nước nói chung, một số địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh và cả Thủ đô Hà Nội... nói riêng đang căng mình chống đại dịch Covid-19, thì đọc báo, lướt trên không gian mạng lại đang có những hình ảnh "bất đối xứng".

Những hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ kín mít, dưới cái nóng của mùa hè miền Bắc họ làm việc cật lực (truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị bệnh…) để dập dịch Covid-19. Họ làm việc không kể ngày đêm, làm việc không ngưng nghỉ, mệt đến mức lề đường, nền nhà, ban công… cũng trở thành giường làm chỗ tạm nghỉ ngơi lấy sức "chiến đấu" tiếp với đại dịch. Ai nhìn những hình ảnh đó, bên cạnh sự cảm phục, mắt cũng phải đỏ hoe!

Hãy tự hỏi mình đã làm gì được cho Tổ quốc?
Đội ngũ y, bác sĩ không quản ngày đêm, miệt mài lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc bệnh nhân Covid-19 tại các Khu Công nghiệp ở Bắc Giang. Dẫu rất vất vả, hiểm nguy nhưng họ không hề kêu ca, luôn cống hiến sức mình vì sự bình an của Nhân dân. (Ảnh: Bộ Y tế)

Vì nghĩa đồng bào, theo lời kêu gọi của Bộ Y tế, của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, đồng bào cả nước triệu trái tim đang hướng về đồng bào vùng tâm dịch. Từng đoàn chuyên gia y tế của các tỉnh lân cận được điều về, bộ đội, công an. Từng đoàn xe chở hàng viện trợ nối đuôi nhau về tâm dịch. Có những bạn trẻ như Vũ Trung Hiếu từ Đà Lạt không chỉ gửi qua Tỉnh đoàn Bắc Giang 100 triệu đồng giúp tỉnh chống dịch, mà nghe lời kêu gọi của Tỉnh đoàn Bắc Giang, Hiếu còn ra tận nơi cùng với lực lượng nơi đây tham gia công tác chống dịch. Hay Đặng Minh Trí, 24 tuổi, một mình lái xe cứu thương từ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ra Bắc Giang tham gia "cuộc chiến giệt giặc Covid-19". Còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương khác mà trong khuôn khổ bài này không thể kể hết.

Nghĩa đồng bào là vậy, song cũng chính tháng ngày cả nước đang "đối diện" với làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, có rất nhiều người, có lẽ cũng chẳng đóng góp được gì nhiều cho Nhân dân vùng dịch nói riêng, thậm chí đất nước nói chung thì ngày nào cũng đều đặn lên Facebook "chém gió". Không cái gì của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước mà họ không chê. Họ gọi nước mình hết ngôn từ "xứ Đông Lào", "xứ An Nam", "xứ mình"… "Con gà tức nhau tiếng gáy", cộng đồng doanh nghiệp, họ làm việc cật lực để tạo ra của cải cho xã hội, công ăn việc làm cho người lao động, đóng thuế cho Nhà nước thì được chê "tài giỏi gì, toàn ăn đất cả"… Trong khi chính cộng đồng doanh nghiệp và người lao động là chủ thể làm ra của cải vật chất để đóng thuế cho Nhà nước xây dựng hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội cho họ hưởng thụ; trong khi chính Nhà nước đã tạo cơ chế để Việt Nam là quốc gia có mạng Internet xếp hàng đầu thế giới, không gian mạng tự do để họ có "đất chém"…

Tất nhiên, vẫn biết cuộc sống không có gì là hoàn hảo; thể chế chính trị cũng vậy, nên mới có việc quốc gia nào cũng phải hoàn thiện thể chế. Để hoàn thiện thể chế, phản biện đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, phản biện khoa học khác hoàn toàn với việc sử dụng không gian mạng để chỉ trích, chê bai… Trong khi nhìn lại chính mình thì cũng chẳng làm được gì nhiều cho đất nước, hay cống hiến cho khoa học, đấy là vấn đề đáng bàn!

Lại nói về "nạn chê bai", tôi từng xem một số kênh online của bà con kiều bào phát trên không gian mạng, bên cạnh một số bà con hiểu chưa đúng về tình hình đất nước, thì rất nhiều bà con có những nhận định rất khách quan, thậm chí có góc nhìn đa chiều và chính xác về tình hình đất nước hơn là một số người đang sinh sống trong nước.

Mới đây, trong buổi trò chuyện giữa nhà báo chủ kênh truyền hình của người Việt tại Mỹ với một Việt Kiều từng dẫn cả gia đình sang Mỹ định cư, nay sau gần 10 năm anh quyết định khi hết dịch sẽ đưa cả gia đình về lại Việt Nam sinh sống. Tôi nhớ, trong cuộc phỏng vấn, nhà báo có hỏi: "Tại sao trong khi nhiều người muốn sang Mỹ sinh sống, anh lại quay về Việt Nam? Trong khi theo nhiều bà con thì ở Việt Nam vẫn thiếu dân chủ, tham nhũng?".

Vị Việt Kiều trả lời, khi nhìn vấn đề gì hãy nhìn thấu đáo hãy nói. Với con người thì không gì hạnh phúc bằng sinh sống trên quê hương của mình. "Còn tự do, dân chủ, tham nhũng? Ôi trời, anh thấy ở Mỹ, ở các nước phát triển thế nào? Đừng có vơ bèo vạt tép, ở đâu nó cũng có những vấn đề của nó thôi. Thể chế chính trị nó phải đi liền với yếu tố văn hóa dân tộc, mặt bằng dân trí, tiềm lực kinh tế. Đừng bao giờ hão huyền bê nguyên giá trị dân chủ Mỹ hay Tây Âu về Việt Nam. Với Việt Nam cái quan trọng nhất bây giờ là phải duy trì sự ổn định về chính trị để nhân dân yên tâm làm ăn. Vấn đề này chính quyền đang làm rất tốt. Và khi kinh tế phát triển mọi thứ ắt sẽ thay đổi theo đó là quy luật. Còn tham nhũng? Ở đâu chả có, chỉ khác nhau quy mô và mức độ. Ở Việt Nam tôi thấy mấy năm nay vấn đề đó đang giảm dần.

Hãy tự hỏi mình đã làm gì được cho Tổ quốc?
Tuy nhiên bên cạnh đó, trên không gian mạng lại xuất hiện không ít người luôn viết những bài viết mang tính hằn học, chê bai, không mang tính xây dựng. (Ảnh minh họa)

Nếu cứ nói Việt Nam tham nhũng tràn lan, thiếu an toàn thì mỗi năm hàng tỷ đô la của các doanh nghiệp nước ngoài vẫn cứ đổ vào Việt Nam đấy thôi! Chẳng có nhà đầu tư nào "ngu" mà đầu tư vào đất nước như một số người nói. Họ thấy an toàn họ mới đầu tư. Đấy là minh chứng khách quan nhất. Tôi là người sống ở Việt Nam và cả Mỹ nên tôi quá hiểu yếu tố văn hóa cũng như tình hình của mỗi quốc gia. Điều tôi muốn nói, nhìn nhận gì thì nhìn nhận, hãy nhìn nhận khách quan, đa chiều, đừng phiến diện. Đừng ngồi ở Mỹ hay Việt Nam mà mơ về thế giới dân chủ, tự do hoặc muốn bên nguyên giá trị đó về đất nước mình…" - vị Việt Kiều nhấn mạnh.

Đây là góc nhìn chuẩn xác của một Kiều bào có bề dày sống ở Mỹ khi nhìn nhận các vấn đề của đất nước. Họ đi nhiều, am hiểu nhiều mới nói vậy. Ấy thế có những người đang sinh sống chính trên quê hương mình lại luôn nhìn nhận thái độ hằn học, cực đoan!

Lại bàn về "chê", về "phê"! Các chiến sĩ nơi đảo xa ngày đêm canh giữ đất trời, biển đảo cho quê hương; các chiến sĩ biên phòng căng mình nơi biên ải chặn "dịch" tràn vào; các "chiến sĩ" blouse trắng oằn vai trong cuộc chiến chống đại dịch để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, sự bình yên và sức khỏe cho Nhân dân… Tất cả họ đều không "than" thì thôi. Ấy vậy, không ít người, những ngày hè nóng nực này đang ngồi trong phòng lạnh, hoặc chiều rủ nhau ra quán uống bia chẳng phải chịu khổ sở gì thì suốt ngày "chê", "phê" (phê bình) với thái độ thiếu tính xây dựng.

Viết đến đây lại nhớ lời bài hát của nhạc sĩ Vũ Hoàng rằng: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Cuộc sống vẫn tiếp diễn, hãy lấy cái tốt để đẩy lùi cái xấu, hãy biết nhìn thẳng vào sự thật để tiến bộ nhưng cũng đừng lấy cá biệt mà quy chụp vào thực tiễn sinh động của cuộc sống bằng nhưng ngôn từ mang tính mỉa mai. Hãy để cuộc sống thêm tươi đẹp bằng những hành động đẹp, góc nhìn và ánh mắt nhân văn.

H.L

Nên xem

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Qua thống kê, trong quý I/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Ngày 16/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" đối với hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Vương.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Nông nghiệp

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Nông nghiệp

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, chiều 16/5, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đã đến thăm, tặng quà cho công nhân lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và LĐLĐ quận Đống Đa có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động.
Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy động lực cống hiến trong cộng đồng

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy động lực cống hiến trong cộng đồng

Chiều 16/5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 năm 2025 với chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”.
Lan toả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Lan toả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dù là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội lại là một điểm sáng trong việc thực hiện các chính sách chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Từ một tập thể chưa có tổ chức Công đoàn, đến nay, Công đoàn công ty đã trở thành chỗ dựa vững chắc, nơi người lao động có thể gửi gắm niềm tin, ý kiến và kỳ vọng.

Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Xem thêm
Phiên bản di động