Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Thu hồi đất tại quận Hoàn Kiếm để xây trường Tiểu học Võ Thị Sáu Quyết tâm “phủ sóng” trường công |
Tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tổ chức mới đây, về câu hỏi liên quan đến phương án giải quyết trụ sở của các cơ quan dôi dư sau sắp xếp bộ máy, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết: Quan điểm nhất quán tất cả các trụ sở dôi dư sau sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đa số sẽ được sử dụng cho việc xây trường học, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm văn hóa, khu vui chơi giải trí cho nhân dân.
Thực tế, thời gian qua, nhân dân cũng mong muốn Thành phố thu hồi các dự án bỏ hoang, chậm tiến độ để xây trường học cho học sinh. Thực tế, thời gian qua một số quận như Hoàn Kiếm, Hoàng Mai cũng đã tiến hành thu hồi các dự án bỏ hoang, các cơ quan sử dụng không hiệu quả để xây trường.
Có thể nói cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa bao giờ tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại thiếu trường công như hiện nay. Phụ huỵnh phải xếp hàng dài chờ nộp hồ sơ cho con vào lớp 1, tỷ lệ chọi vào lớp 6, lớp 10 công lập ở hai thành phố này luôn ở tỷ lệ 1/5, thậm chí 1/10 (10 học sinh chọn 1).
Thiếu trường, thiếu lớp dẫn đến việc phụ huynh phải mất quá nhiều công sức, tiền bạc cho việc học của con. Vì nếu không học thêm, luyện thêm cơ hội đỗ vào trường công rất khó. Nếu không đỗ trường công, nhiều công chức, viên chức, người thu nhập thấp không có tiền cho con đi học trường tư, vì hệ thống trường tư học phí khá đắt. Vẫn biết, với mức tăng dân số cơ học như hiện tại, Thành phố không thể đáp ứng đầy đủ hệ thống trường công cho học sinh. Tuy nhiên, dù bất luận hoàn cảnh nào, giáo dục và đào tạo vẫn được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì Nhà nước phải đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh.
Thế nên, trở lại buổi tiếp xúc cử tri trước thềm kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sẽ dùng các trụ sở dôi dư sau sắp xếp để xây trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa chính là thể hiện chính sách ưu việt của Đảng ta “ai cũng được học hành”, hệ thống trường công phải đáp ứng nhu cầu học tập của các em, chắc chắn đây sẽ là những ngôi trường mang đậm tính nhân văn và ý nghĩa.
Tới đây, khi quá trình sắp xếp bộ máy hành chính xong, chắc chắn thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ xây trường và có chính sách mới liên quan đến giáo viên. Vì được biết, đây là vấn đề được lãnh đạo Thành ủy đặc biệt quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Công an Hà Nội khẩn cấp ứng phó bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân

Arsenal vs AC Milan: Khởi đầu đầy thử thách trên đất Singapore

Shelbourne vs Qarabag: Cuộc đối đầu đầy hứa hẹn tại Champions League

U23 Thái Lan vs U23 Myanmar: Trận đấu quyết định tấm vé bán kết

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm
Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô
Bình luận 08/06/2025 11:43

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách
Bình luận 05/06/2025 11:46

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu
Bình luận 03/06/2025 08:29

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm
Thời sự 29/05/2025 09:13

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?
Thời sự 27/05/2025 14:48

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
Bình luận 22/05/2025 17:27

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn
Bình luận 22/05/2025 10:54

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/05/2025 11:06

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý
Bình luận 20/05/2025 11:02

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01