--> -->

Thủ tướng: Mạnh dạn bàn giao cơ sở y tế, giáo dục cho địa phương quản lý

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Y tế khẩn trương triển khai chương trình đưa 1.000 bác sĩ về cơ sở; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn bàn giao các cơ sở y tế, giáo dục trên địa bàn, chuyển việc quản lý con người, cơ sở vật chất cho địa phương…
Thủ tướng chỉ đạo: Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào Hà Nội đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025

Sáng 4/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 về tình hình kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 5 và 5 tháng năm 2025; các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025 và trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, trong bối cảnh tình hình khó khăn, phức tạp hơn, công việc nhiều hơn, nặng nề hơn, yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, thời gian đòi hỏi phải kịp thời hơn, chất lượng phải nâng cao hơn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là Quốc hội, cùng sự cố gắng, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, "làm ngày làm đêm, làm thêm cả ngày nghỉ", làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó của Chính phủ, thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, kết quả tháng 5 và 5 tháng đầu năm, tháng sau nhìn chung tốt hơn tháng trước, 5 tháng đầu năm 2025 tốt hơn 5 tháng đầu năm 2024 trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng: Mạnh dạn bàn giao cơ sở y tế, giáo dục cho địa phương quản lý
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các bộ ngành, địa phương đã góp phần tạo nên thành tích, kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trong 5 tháng đầu năm.

Mặc dù kết quả đạt được là cơ bản, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, như: Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các phân khúc bất động sản cần hài hòa, hợp lý hơn.

Các động lực tăng trưởng truyền thống cần tiếp tục thúc đẩy. Thể chế, pháp luật còn vướng mắc, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để tháo gỡ. Phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực chưa triệt để.

Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Tình hình tội phạm ma túy, công nghệ cao, lừa đảo qua mạng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp...

Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng bối cảnh tình hình dự báo tiếp tục có khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; kinh tế toàn cầu dự báo rất khó khăn, tăng chậm lại (IMF dự báo chỉ còn 2,8%), trong khi mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 6 và thời gian tới, mà trước hết là tập trung chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ chu đáo kỳ họp thứ 9 của Quốc hội; Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ triển khai "bộ tứ trụ cột" theo 4 nghị quyết của Bộ Chính trị.

Đặc biệt, với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật thì dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ" để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ. Khuyến khích, ủng hộ, bảo vệ, phát huy tinh thần yêu nước, cống hiến, dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và có biện pháp phòng ngừa các vi phạm có thể xảy ra.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số. Khẩn trương trình ban hành các nghị định quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực. Khẩn trương trình Chính phủ các nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền. Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06.

Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng phương án, trình Quốc hội các cơ chế, chính sách để sử dụng, phát huy hiệu quả các trụ sở cơ quan dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy, địa giới hành chính.

Tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài; tập trung xử lý 2.212 dự án vướng mắc, tồn đọng kéo dài để giải phóng nguồn lực và chống lãng phí.

Thủ tướng: Mạnh dạn bàn giao cơ sở y tế, giáo dục cho địa phương quản lý
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, đặc biệt là chuẩn bị tốt triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp này với sự tham gia của tư vấn quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung hoàn thiện tờ trình, báo cáo và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục đào tạo; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.

Bộ Y tế khẩn trương triển khai chương trình đưa 1.000 bác sĩ về cơ sở; tập trung hoàn thiện tờ trình, báo cáo và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, công tác dân số và phát triển.

Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn bàn giao các cơ sở y tế, giáo dục trên địa bàn, chuyển việc quản lý con người, cơ sở vật chất cho địa phương; các Bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở.

Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) và phối hợp với Bộ Xây dựng trong quản lý, khai thác lưỡng dụng sân bay này.

Các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình trên cả nước chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025".

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.

Tin khác

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Xem thêm
Phiên bản di động