Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"
Đột phá công nghệ trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá |
Thời gian qua, công tác đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 thời gian qua có những chuyển biến tích cực, với 06 mặt được nổi bật.
Chính phủ ban hành 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp, 21 nghị định quy định chi tiết thi hành các luật liên quan đến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tích cực rà soát các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc trong chuyển đổi số để đảm bảo cho chính quyền địa phương 2 cấp (đã xác định 50 điểm nghẽn cần phải xử lý trong thời gian tới).
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được triển khai quyết liệt; đã cắt giảm, đơn giản hóa 872 TTHC và 118 điều kiện kinh doanh.
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ 5G trên toàn quốc (đã lắp đặt 15.000 trạm 5G). Tốc độ internet di động tăng mạnh, vào top 20 thế giới. Dự án Trung tâm Dữ liệu quốc gia được triển khai quyết liệt (dự kiến khai trương đi vào vận hành ngày 19/8/2025).
Công tác quản lý thuế, hóa đơn điện tử được triển khai quyết liệt, hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. Đến nay, đã có 109.800 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng với 2,1 tỷ hóa đơn điện tử. Thu thuế từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số đạt 98 nghìn tỷ đồng, tăng 58%.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Kinh tế số có bước phát triển khá, giá trị xuất khẩu sản phẩm số ước đạt 78,1 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Thanh toán không dùng tiền mặt tăng 45,4% về số lượng và 25,2% về giá trị; 70% người tiêu dùng tại các thành phố lớn đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hằng ngày. Gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng dành cho khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hạ tầng chiến lược được triển khai tích cực. Thương mại điện tử có bước phát triển mạnh, tăng trưởng khoảng 22-25%.
Xã hội số, công dân số được quan tâm, chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt được tăng cường; triển khai hiệu quả Đề án tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ; nền tảng "Bình dân học vụ số"đã phát huy hiệu quả bước đầu, mở 20 khóa học với hơn 28.000 học viên tham dự…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế để quyết tâm khắc phục; có những hạn chế đã kéo dài từ lâu, chậm được xử lý, có những tồn tại mới phát sinh nhưng chưa được chủ động giải quyết kịp thời.
Theo đó, đến nay còn 75 nhiệm vụ chậm tiến độ được giao thuộc trách nhiệm của 9 bộ, ngành. Hành chính còn rườm rà thì người dân, doanh nghiệp còn vất vả; việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC còn chậm, mới đạt 18%. Tỉ lệ cung cấp dịch vụ công toàn trình còn thấp (mục tiêu đề ra năm 2025 là 80% nhưng mới đạt 39,51%, các tỉnh mới đạt 15,21%). Công tác hỗ trợ, hướng dẫn, tuyên truyền còn chưa hiệu quả, xuất hiện tình trạng "cò làm giấy tờ". An ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mức.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Với phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị thông minh", Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các địa phương 2 cấp phải tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho bộ, ngành, cơ quan, địa phương mình, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống".
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thiết lập công cụ quản lý trực quan, hệ thống chỉ số (KPI) định lượng để đánh giá các nhiệm vụ được giao liên quan phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025,, Thủ tướng nêu rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo là khâu then chốt, phải quyết liệt, cụ thể, rõ trách nhiệm; nói đi đôi với làm, làm có kết quả, tạo chuyển biến rõ nét trong thực tế, làm đến cùng, làm ra sản phẩm, chấm dứt tình trạng "đánh trống bỏ dùi".
Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực để hoàn thành sớm các nhiệm vụ theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế, xác định đột phá về thể chế là "đột phá của đột phá", phải đi sớm, đi trước mở đường cho phát triển. Bộ Công an xây dựng, trình ban hành "Kiến trúc dữ liệu tổng thể quốc gia", "khung quản trị, quản lý dữ liệu" và "từ điển dữ liệu", hoàn thành trong tháng 8/2025.
Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làm việc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng để triển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 7/2025; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài , đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong và ngoài nước; có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc, hoàn thành trong tháng 8/2025…
Về chuyển đổi số, đây là nhiệm vụ có tính đột phá chiến lược, quyết định hiệu quả quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, không để ai bị bỏ lại phía sau.
![]() |
Lãnh đạo các bộ, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện một số doanh nghiệp, tập đoàn khoa học công nghệ dự phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Thủ tướng giao Bộ Công an đôn đốc các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai 116 cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là 11 cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành theo Kế hoạch số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương. Trình ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai các giải pháp công nghệ phục vụ người dân và doanh nghiệp gắn với dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Về triển khai Đề án 06, Thủ tướng khẳng định đây là nhiệm vụ nền tảng, chiến lược để xây dựng và vận hành hiệu quả Chính phủ số, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, góp phần hiện đại hóa quản trị quốc gia.
Bộ Công an đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án 06, trong đó sớm hoàn thành 40/61 tiện ích trên nền tảng VNeID phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xã hội; phối hợp với các bộ, ngành thực hiện cắt, giảm, đơn giản hóa đối với 324 TTHC đã có các giấy tờ được tích hợp và chia sẻ trong ứng dụng VNeID; triển khai liên thông đơn thuốc từ các bệnh viện đến hệ thống điều phối dữ liệu y tế, nhà thuốc để tích hợp đồng bộ trên VNeID, người dân được liên thông dữ liệu đơn thuốc và nhận thuốc tại nhà, thí điểm từ tháng 8/2025 và triển khai chính thức trong tháng 9/2025.
Cùng với đó, sớm nghiên cứu, xây dựng đám mây dữ liệu (Cloud) công dân tích hợp trên nền tảng VNeID (nâng cấp lên Mức độ 3) nhằm tạo nền tảng số thống nhất để người dân thực hiện TTHC trực tuyến toàn trình một cách thuận tiện, bảo mật và hiệu quả, thúc đẩy quản lý xã hội hiện đại, văn minh.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC theo Nghị quyết số 66/NQ-CP, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết, ít nhất 30% chi phí tuân thủ, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và 100% TTHC được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh trong năm 2025. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra, chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng "cò làm giấy tờ" tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Cùng với đó, tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Kế hoạch số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương. Tổ chức triển khai thực hiện TTHC thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương nghiên cứu, báo cáo HĐND cấp tỉnh đẩy mạnh chính sách thu phí "0 đồng" đối với việc thực hiện TTHC trực tuyến thuộc phạm vi giải quyết của địa phương, hoàn thành trong tháng 7/2025. Thường xuyên phối hợp với Bộ Công an kiểm tra tổng thể hệ thống thiết bị, phần mềm, ứng dụng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Tin khác

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ
Tin mới 20/07/2025 21:00

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã
Tin mới 20/07/2025 18:00

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3
Tin mới 20/07/2025 16:39

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm
Tin mới 20/07/2025 15:10

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3
Tin mới 20/07/2025 15:07

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
Tin mới 20/07/2025 06:41

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long
Tin mới 19/07/2025 22:17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3
Tin mới 19/07/2025 22:10

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA
Tin mới 19/07/2025 22:08

Thủ tướng chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh
Tin mới 19/07/2025 21:24