Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Cẩn trọng với trà sữa giá rẻ! Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật? |
Xét về quy trình, ngành Kế hoạch và Đầu tư (sở Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan cấp phép; ngành Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về chuyên ngành (an toàn và hàm lượng, vi lượng dinh dưỡng); ngành Công Thương quản lý khâu phân phối (thị trường). Tuy nhiên, khi vụ việc bị cơ quan Công an khởi tố, đủ cấu thành tội làm giả đối với 573 mặt hàng sữa bột của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma), Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood), trả lời báo chí Bộ Công Thương nói đó là trách nhiệm của Bộ Y tế. Còn đại diện Bộ Y tế thì “phân trần” sẽ phối hợp với Công an làm rõ…
![]() |
Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. (Ảnh: VTV) |
Ở phạm vi bài viết này không đề cập đến “lỗ hổng” luật pháp liên quan đến quy trình và công tác quản lý Nhà nước, mà chỉ bàn thêm về trách nhiệm của các cơ quan từ Y tế, Công Thương, thậm chí đến Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, theo thông tin từ báo chí và cơ quan điều tra, từ năm 2021, nhiều sản phẩm sữa của hai doanh nghiệp trên không chỉ được tiếp thị tràn lan trên mạng bằng sự tiếp sức của một số “người nổi tiếng”, mà còn “trực tiếp” tuồn vào tận trường học, bệnh viện và các đại lý.
Vấn đề đặt ra, với sản phẩm đặc thù liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng của người dân (đặc biệt trẻ em và người già) liên tục được quảng cáo rầm rộ, được lưu thông, bán buôn và tiếp thị vào tận trường học, bệnh viện mà các cơ quan quản lý Nhà nước (Y tế, Công Thương) không “mẫn cảm” nghề nghiệp tiến hành thanh, kiểm tra. Đơn cử, lớn như Vinamilk, nhưng các sản phẩm sữa cũng không quá nhiều. Vậy khi có đến 573 sản phẩm sữa bột được lưu thông ra thị trường, tiếp thị tràn lan, bán vào học đường, bệnh viện thì ngành Công Thương (Quản lý thị trường) lẽ ra phải lấy các mẫu đưa sang bên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) tiến hành kiểm tra xem sữa có đảm bảo an toàn và hàm lượng dinh dưỡng hay không? Thậm chí, ngay Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng có quyền lấy các mẫu để tự kiểm tra.
Không những thế, ngay cả ngành Giáo dục và Đào tạo khi có những dòng “sữa lạ” tiếp thị vào trường học cũng nên có Công văn xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Y tế xem chất lượng có An toàn không? Khi ngành Giáo dục có công văn gửi Bộ Y tế, chắc chắc Bộ sẽ tiến hành kiểm tra mới “dám” trả lời Bộ Giáo dục và Đào tạo về các loại sữa.
Vụ việc đang được cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành làm rõ, song qua vụ việc này, một lần nữa đặt ra vấn đề tính thống nhất trong quản lý Nhà nước, không thể để và lặp lại vấn đề “cha chung không ai khóc” trong quản lý Nhà nước đối với sản phẩm sữa nói riêng, các sản phẩm khác nói chung.
Nên xem

Nhận định trận nữ Tây Ban Nha vs nữ Đức: Cuộc đụng độ đỉnh cao

Nhận định Ostrava vs Legia: Cuộc đối đầu đầy ẩn số tại Europa League

Nhận định trận FC Astana vs Zimbru Chisinau: Chủ nhà khẳng định đẳng cấp

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh
Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô
Bình luận 08/06/2025 11:43

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách
Bình luận 05/06/2025 11:46

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu
Bình luận 03/06/2025 08:29

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm
Thời sự 29/05/2025 09:13

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?
Thời sự 27/05/2025 14:48

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
Bình luận 22/05/2025 17:27

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn
Bình luận 22/05/2025 10:54

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/05/2025 11:06

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý
Bình luận 20/05/2025 11:02

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01