--> -->

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Phát hiện đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn tại Bình Dương Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường

Liên quan vụ án sản xuất, buôn bán sữa bột giả xảy ra tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma), Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood), đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 8 người về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định Hoàng Mạnh Hà (46 tuổi), Vũ Mạnh Cường (46 tuổi, cùng trú Hà Nội) là chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.

Từ tháng 8/2021, Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường nhận thấy người dân ngày càng có nhu cầu sử dụng sữa dạng bột nội địa nên cùng góp vốn lập Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood, sau đó điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ các loại sữa bột giả.

Họ mở nhà máy tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) để sản xuất sữa bột giả. Để dễ dàng tiêu thụ, từ hai doanh nghiệp chính là Rance Pharma và Hacofood Group, Hà, Cường góp vốn với nhiều người lập thêm 9 công ty để sản xuất, phân phối sữa bột giả.

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả
Công ty Rance Pharma nơi cho ra đời hàng trăm nhãn sữa giả. (Ảnh: N.H)

Đến thời điểm bị bắt vào ngày 11/4, đường dây này đã sản xuất 573 loại sữa bột giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Trong khoảng 4 năm từ 2021 đến nay, nhóm này đã tiêu thụ ra thị trường và thu về gần 500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm - kẽ hở trong quản lý?

Trong chương trình Chào buổi sáng phát sóng trên VTV1 ngày 12/4, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết, các nghi phạm sử dụng hai thủ đoạn chính là lợi dụng quy định của Nhà nước trong quản lý về sản xuất kinh doanh thực phẩm cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm; tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng, thành phần dinh dưỡng, tính năng, tác dụng sản phẩm. Song việc này không chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm, cấp phép trước khi lưu hành.

Các doanh nghiệp, cá nhân hiện nay cùng một lúc có thể đăng ký nhiều nhãn hàng hóa của cùng loại sản phẩm với nhiều tính năng, tác dụng ưu việt, chất lượng cao, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng như trẻ em, người già, người ăn kiêng...

Song thực tế các sản phẩm này cùng chung nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất giống nhau. Chỉ bổ sung, thay thế một số nguyên liệu chính hoặc thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng sản phẩm.

Dựa vào quy định nào khiến doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, thành phần dinh dưỡng... mà không bị cơ quan quản lý kịp thời phát hiện?

Theo luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, doanh nghiệp đang dựa vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, tập trung vào hậu kiểm, phân quyền cho doanh nghiệp.

Do được xếp ở danh mục thực phẩm nên quy trình sản xuất và đưa ra thị trường kinh doanh của các sản phẩm sữa hiện nay được quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về tự công bố sản phẩm.

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Trong trường hợp chưa có hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Nhìn ở khía cạnh tích cực thì đây là sự đổi mới giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và các thủ tục hành chính, sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Mặt khác, lợi dụng điều này không ít doanh nghiệp đã kiếm lời phi pháp, bất chấp hậu quả gây ra cho xã hội, cho người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác.

Cơ quan quản lý ở đâu?

Sữa là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng ở nhiều độ tuổi nhưng ở vụ án sản xuất, buôn bán sữa bột giả xảy ra tại Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood và 9 công ty vệ tinh cho thấy sản phẩm này đang bị kiểm soát hết sức lỏng lẻo.

Phân tích về đường đi của sản phẩm sữa giả do Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood sản xuất, luật sư Nguyễn Phương Tuyến, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, đường đi đó bắt nguồn từ chính các kẽ hở pháp lý. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Nói cách khác, người tiêu dùng đang bị che mắt bởi đủ loại thông số, hàm lượng dinh dưỡng in trên vỏ hộp sữa cộng với niềm tin sữa được bày bán công khai, được quảng cáo rầm rộ. Đúng thật, nếu làm giả chẳng ai dại gì đi quảng cáo trên nhiều nền tảng xã hội để cho cơ quan quản lý biết. Đánh trúng vào tâm lý phản biện này nên sữa giả đã có đất để sống thật, doanh nghiệp đàng hoàng thu tiền bất chính từ mô hôi, nước mắt, sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng.

Đương nhiên, để gần 600 nhãn sữa giả tung hoành ở các thị trường lớn, thâm nhập về từng thôn, xóm thì cũng phải nói tới trách nhiệm của cơ quan quản lý. Nhưng vào việc mới biết, quản lý sản phẩm sữa thì những cơ quan như y tế, công thương, nông nghiệp, UBND các cấp… đều có trách nhiệm nhưng khi quy trách nhiệm mới rắc rối hơn công thức làm sữa giả.

Theo Nghị định 15/2018, đa số các thực phẩm đều được đơn vị sản xuất tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và sản phẩm đã được công bố là mới về công dụng, thành phần hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Đối chiếu quy định, UBND cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Đối với sữa chế biến thường, hiện UBND cấp tỉnh giao cho sở Công Thương quản lý, còn sữa bổ sung giao cho sở Y tế.

Về phía Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hiện chỉ tiếp nhận công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cũng theo Nghị định 15/2018, công bố này đương nhiên do doanh nghiệp tự làm, tự chịu trách nhiệm. Nhưng phân tích như thế không phải để hoà cả làng, Cục An toàn thực phẩm không thể nói mình không có trách nhiệm, bởi Nghị định 15/2018 nói rõ, sữa thuộc thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt nằm trong nhóm cần kiểm soát chặt hơn, phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

“Như vậy, để sản phẩm liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ người tiêu dùng thì Cục An toàn thực phẩm phải có trách nhiệm quản lý sản phẩm sữa ngay từ trước khi được đưa ra thị trường”, luật sư Tuyến nói.

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Sáng nay (18/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua Đề án “Thành lập sàn giao dịch công nghệ Hà Nội” (điều chỉnh Đề án 1442).
Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngay sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 trên địa bàn phường Dương Nội (Hà Nội), khiến một người tử vong và nhiều người bị thương, trong đó có hai trẻ nhỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Dương Nội đã phối hợp cùng các đoàn thể phường và cán bộ tổ dân phố tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng.
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Ngày 18/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Trước khi Nhân dân Việt Nam làm nên cuộc khởi nghĩa vĩ đại ngày 19/8/1945, đất nước đã trải qua những tháng ngày bị dồn nén bởi nhiều tầng áp bức, tận cùng của khổ đau, và đồng thời nung nấu trong lòng mình một nội lực đang lớn dần. Bối cảnh trước Cách mạng Tháng Tám là một chuỗi nghịch cảnh dồn dập, nhưng cũng chính là điều kiện cần và đủ - để một cuộc bứt phá lịch sử có thể xảy ra.
Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Ngày 17/7, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhằm công bố Quyết định thành lập và công nhận Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây; đánh giá kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ở giữa đường,… bất cứ chỗ nào “tiện” đều có thể trở thành nơi đổ rác lý tưởng. Bất kể đêm hay ngày, thói quen tiện đâu vứt rác đấy của nhiều người dân biến những vỉa hè, lòng đường trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ, làm xấu đi môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tháng và theo giờ sẽ được điều chỉnh tăng trung bình 7,2%, tương đương khoảng 300.000 đồng/tháng so với năm 2025.

Tin khác

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngày 17/7, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Lê Minh Giáp để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Giáp là tài xế đã uống rượu và lái xe gây ra vụ tai nạn liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng tại phường Dương Nội, khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương nặng.
Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Liên quan đến vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương do Lê Minh Giáp (sinh năm 1984, trú ở phường Yên Nghĩa - Hà Nội) điều khiển xe ô tô biển số 30k-730... gây ra. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, cơ quan Công an đã tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để phục vụ công tác điều tra và xử lý.
Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Sau một thời gian tập trung điều tra, xác minh, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội "Giả mạo trong công tác"…
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.
Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Hàng loạt nhà đầu tư tại Hà Nội đã sập bẫy lừa đảo tinh vi từ ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP, mất trắng hàng tỷ đồng. Với giao diện y hệt sàn giao dịch thật cùng lời hứa hẹn "mua cổ phiếu thưởng giá rẻ", các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền lớn, khiến nạn nhân không thể rút tiền và liên tục bị yêu cầu nộp thêm phí vô lý.
Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán ma túy quy mô lớn do Bùi Thị Thanh Thủy cầm đầu. Đối tượng này đã lợi dụng vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đang điều trị bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương để điều hành các hoạt động phạm tội. Công an đã bắt giữ 10 đối tượng, thu giữ khoảng 22 kg ma túy các loại.
Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" và khởi tố 18 bị can, bao gồm cả nguyên Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, cùng lãnh đạo một số công ty dược phẩm. Đây là diễn biến mở rộng điều tra liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động