Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế |
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.
Về cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng pháp luật, dự thảo Nghị quyết quy định, ngân sách Nhà nước bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế thực hiện khoán chi, trả thù lao, thuê khoán theo từng nhiệm vụ hoặc theo từng hoạt động trong xây dựng pháp luật; gắn với quyền chủ động và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt, về định mức chi vượt trội quy định tại Nghị quyết và theo quy định của Chính phủ (ít nhất gấp từ 3 lần đến gấp 5 lần so với định mức hiện tại).
![]() |
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định về Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được Nhà nước bảo đảm vốn điều lệ từ nguồn ngân sách 0,5% Nhà nước bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật, được nhận các nguồn hỗ trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước.
Về chính sách liên quan đến bảo đảm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dự thảo Nghị quyết có 2 nội dung cơ bản. Cụ thể, về đảm bảo chế độ hỗ trợ cho nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật, dự thảo Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp) cho người tham gia công tác xây dựng pháp luật.
Về chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách cho xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phát triển trợ lý ảo về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật...
Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đề cập đến Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật, cho rằng, công tác sử dụng hiệu quả Quỹ cần phải đặt ra.
Theo đại biểu, chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế là một điều sẽ rất khó để nhận diện. Vì vậy, tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết cần phải có nhận diện để Quỹ này đưa vào thực hiện đúng mục đích, đúng tôn chỉ và rút kinh nghiệm được những vấn đề mà hiện nay rất nhiều quỹ tài chính ngoài Nhà nước theo các luật chuyên ngành đã được thành lập nhưng sử dụng không hiệu quả, chủ yếu trông chờ vào vốn điều lệ ngân sách Nhà nước cấp.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị quy định rõ Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật có yếu tố nước ngoài hay không và nêu rõ, theo quan điểm của ông là không có yếu tố nước ngoài.
Theo đại biểu, các quỹ được hình thành từ những nơi mà các đơn vị tổ chức, cá nhân không liên quan đến các dự án luật đó, còn nếu có liên quan, rất khó kiểm soát những vấn đề để nhận diện có trục lợi hay không.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cũng góp ý về Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật. Theo đại biểu, điều này sẽ giúp đa dạng hóa các nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo tính linh hoạt, hỗ trợ kịp thời cho những đề án, dự án mà không được Nhà nước cấp kinh phí hoặc cần bổ sung kinh phí một cách phù hợp.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, cần làm rõ tính khả thi trong việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Bởi vì trên thực tế, chúng ta cũng đã thành lập một số quỹ ngoài ngân sách nhưng khó huy động nguồn lực và công tác triển khai sử dụng nguồn kinh phí của một số quỹ cũng chưa thực sự hiệu quả.
Hơn nữa, việc vận động đóng góp cho công tác xây dựng pháp luật thường khó cạnh tranh hơn so với các lĩnh vực khác trong xã hội, như lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế. Do đó, cần xem xét nghiên cứu xây dựng cơ chế cụ thể để khuyến khích tạo động lực cho doanh nghiệp, cho tổ chức, cá nhân đồng hành cùng Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng đồng quan điểm với một số đại biểu, đề nghị rà soát, bổ sung thêm một số nhóm đối tượng chưa được quy định trong dự thảo Phụ lục 1 kèm theo, đó là: Các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách; đội ngũ công chức tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt là bộ phận trực tiếp phục vụ các đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, dự thảo Nghị quyết đã đề cập khá đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phát triển trợ lý ảo. Đây là quy định cần thiết để hiện đại hóa toàn diện quy trình làm luật trong kỷ nguyên số, tăng tính chính xác, minh bạch và hiệu quả của công tác xây dựng tổ chức thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở dữ liệu pháp luật tuy đã được số hóa nhưng vẫn còn phân tán, thiếu tính tương tác, khó sử dụng với đại đa số người dân. Vì vậy, cần bổ sung chủ trương xây dựng một nền tảng pháp luật số quốc gia với giao diện thân thiện, chức năng tìm kiếm thông minh, hỗ trợ đa ngôn ngữ, thậm chí có thể tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải thích, gợi ý văn bản pháp luật phù hợp với tình huống cụ thể mà người dân đang quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Nông nghiệp

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy động lực cống hiến trong cộng đồng

Lan toả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào

Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại lễ Vesak
Tin khác

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả
Sự kiện 16/05/2025 10:37

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
Sự kiện 16/05/2025 10:29

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi
Sự kiện 16/05/2025 10:19

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân
Sự kiện 15/05/2025 16:34

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy
Sự kiện 15/05/2025 15:55

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
Sự kiện 15/05/2025 13:49

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù
Sự kiện 15/05/2025 11:59

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Sự kiện 15/05/2025 11:02

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh
Sự kiện 14/05/2025 22:49

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới
Sự kiện 14/05/2025 18:56