--> -->

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về các dự thảo Luật: dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 1
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 1.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thể chế đang là “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển; đồng thời thể chế, pháp luật cũng được xác định rõ là động lực nền tảng cho phát triển. Do đó, mấy kỳ họp gần đây, cả thường kỳ và bất thường, Quốc hội đều tập trung vào công tác lập pháp, nhất là Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn. Tuy nhiên, bước đầu mới nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định có vướng mắc trên thực tế, về lâu dài sẽ nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi căn bản, toàn diện.

Theo Tổng Bí thư, trước đây, việc xây dựng pháp luật chủ yếu tập trung cho quản lý xã hội, quản lý trật tự, quản lý hành vi... còn “cái gì không quản được thì cấm”; trong khi đó yêu cầu rất cao về huy động sức dân, quy định có tính mở đường, khuyến khích, có tầm nhìn cho phát triển để kiến tạo thì ít được để ý”. Chính vì vậy, một trong những luật được đặt vấn đề sửa đổi đầu tiên là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ra đời với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xử lý triệt để những chồng chéo, mâu thuẫn.

Theo Tổng Bí thư, trước hết, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.

Cùng với đó, công tác thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng và thực chất; gắn liền với công khai, minh bạch, tạo thuận tiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Luật pháp không phục vụ riêng cho nhóm nào mà cho toàn dân, cho mọi đối tượng. Các quy định phải phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin - cho; triệt tiêu lợi ích cục bộ, đặc quyền, lợi ích nhóm.

Tổng Bí thư cho biết, ngày mai (18/5) sẽ diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời cũng sẽ bàn về 4 Nghị quyết hết sức quan trọng đã ban hành trước đó về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế... Các cơ quan hiện đang xây dựng Nghị quyết về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và Nghị quyết về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 1
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 1

Tại phiên thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đóng góp ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Theo đó, việc thực hiện các quy định hiện hành còn quá khó khăn, cần tháo gỡ. Nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước rất lớn, phải đi vay mà nhiều năm có tiền không tiêu được hết, như mục tiêu của đấu thầu là để hiệu quả nhất, tốc độ nhanh nhất, chất lượng tốt, nhưng xét ra lại nhiều tội, vì gây chậm tiến độ, chất lượng kém, không tiết kiệm, thậm chí mất cán bộ.

Tổng Bí thư nêu rõ, hợp tác công - công cũng khó khăn, bởi dù cùng là tiền Nhà nước mà hai bên không hợp tác được với nhau. Hay với hợp tác công - tư, muốn phát triển phải huy động sức toàn dân nhưng muốn đóng góp có khi cũng không được…; những “bệnh” này trên thực tế nhiều lắm. Do đó, các quy định phải làm sao khắc phục được những vấn đề này.

Liên quan quy định về các tổ chức tín dụng, Tổng Bí thư lưu ý, phải làm sao thực sự phục vụ sản xuất kinh doanh, huy động được nguồn lực xã hội. Bởi, nguồn lực xã hội còn rất lớn, làm sao để người dân đóng góp vào kiến thiết đất nước mà vẫn hưởng được quyền lợi xứng đáng. Quy định phải huy động được toàn bộ sức của dân, không để tiền nhàn rỗi.

Theo Tổng Bí thư, việc tiếp cận tín dụng còn khó, “tín dụng đỏ” không phát triển thì “tín dụng đen” lại có cơ hội. Dân cần vốn mà tiếp cận ngân hàng lại khó khăn, thủ tục này kia thì nhiều người vay “tín dụng đen” cho nhanh, rồi sinh ra câu chuyện lãi cao... Do đó, hệ thống tín dụng phải thực sự huy động vốn của dân, phục vụ doanh nghiệp, đưa vào sản xuất kinh doanh; phải bảo đảm quyền lợi của dân bởi tiền dân gửi là hợp pháp, còn tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép, xét duyệt điều lệ, kiểm soát.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Billiards Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế khi có tới 6 đại diện góp mặt tại vòng chính của giải World Cup Carom 3 băng Porto 2025. Trong số này, ngoài những cái tên quen thuộc như Trần Quyết Chiến hay Bao Phương Vinh, còn có sự xuất hiện đáng chú ý của hai tay cơ mới vượt qua vòng loại - Thón Viết Hoàng Minh và Đào Văn Ly.
Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. Từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng của ngân hàng.
Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người

Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/7, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời làm rõ thông tin về vụ việc dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người và tình trạng hàng giả, hàng nhái thời gian qua.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng

Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng

Trong các ngày 1 - 3/7, hàng nghìn phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con em mình vào lớp 1 năm học 2025 - 2026, thông qua cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội. Đây là bước tiếp nối chính sách tuyển sinh đầu cấp hiện đại, công khai, minh bạch, được duy trì ổn định trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang triển khai tổ chức chính quyền đô thị theo mô hình 2 cấp.
Cần đảm bảo hài hòa giữa 3 bên khi áp thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Cần đảm bảo hài hòa giữa 3 bên khi áp thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần đảm bảo hài hòa giữa người có đất bị thu hồi, người chuyển đổi mục đích sử dụng và nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Hôm nay kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam" của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực. BHXH Việt Nam cho biết, toàn ngành đã sẵn sàng cho công tác triển khai, đảm bảo vận hành thông suốt liên tục, không làm gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Từ 1/7/2025: Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 19 ban, đơn vị

Từ 1/7/2025: Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 19 ban, đơn vị

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Tôn vinh 77 cá nhân điển hình xuất sắc của EVN giai đoạn 2020 - 2025

Tôn vinh 77 cá nhân điển hình xuất sắc của EVN giai đoạn 2020 - 2025

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trang trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2025 - 2030, tôn vinh 77 cá nhân điển hình tiên tiến.
Xem thêm
Phiên bản di động