Hành trình đi tìm hoa sen “bất tử”
Ngôn ngữ của Hoa Sen và Yoga | |
Rạo rực tháng 6 mùa sen về |
Gian nan con đường đi tìm hoa sen “bất tử”
Có lẽ với chàng trai Kiều Cao Dũng, quyết định từ bỏ công việc tại một khách sạn kết hợp kinh doanh du lịch đưa lại thu nhập hàng ngàn đô mỗi tháng là quyết định không hề dễ dàng. Năm 2016, trong một dịp vô tình được biết về nghệ thuật làm hoa khô bất tử của nghệ nhân Nguyễn Bá Mưu – người được coi là ông tổ của nghề hoa khô ở Việt Nam, chàng trai 33 tuổi, ngay lập tức muốn học nghề đặc biệt này. Nghĩ là làm, anh từ bỏ công việc đã gắn bó hơn 20 năm đi tìm nghệ nhân Nguyễn Bá Mưu để theo học những kiến thức về hoa khô, và từ đó một hành trình đầy chông gai tìm đến với thành công của chàng trai trẻ bắt đầu.
Với tình yêu đặc biệt dành cho sen, anh Dũng toàn tâm toàn ý muốn làm nên những bông sen bất tử với thời gian. Những ngày hè tháng 5 tháng 6, tiết trời mùa hè nắng như đổ lửa, người ta vẫn thấy chàng trai trẻ rong ruổi khắp các đầm sen ven hồ Tây để tìm kiếm những bông hoa đủ tiêu chuẩn để xử lý làm hoa bất tử. Thời điểm tháng 5, tháng 6 cũng là thời điểm sen nở rộ, hoa đẹp, màu tươi, thế nhưng mỗi ngày anh cũng chỉ chọn được gần 100 bông theo đúng tiêu chuẩn.
Sản phẩm tranh Đông Hồ được tạo ra từ những bông hoa sen “bất tử”. |
Thời điểm ban đầu mới theo học làm hoa sen “bất tử”, chàng trai trẻ Kiều Cao Dũng gặp khá nhiều khó khăn. Trải qua nhiều lần thử nhiệm thất bại có nhiều lúc, Dũng đã nản lòng và buông xuôi tất cả. Thế nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong những lúc anh khó khăn nhất mà anh đã có động lực cho bản thân để có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Vừa hái sen anh Dũng vừa chia sẻ với chúng tôi: “Có rất nhiều những kỷ niệm trong hành trình tìm kiếm công thức làm hoa sen “bất tử” mà mình phải trả giá khá đắt.
Ban đầu, vì mới vào nghề, chưa hiểu hết về hoa sen, mình nghĩ rằng những bông hoa nụ chưa nở lần nào là những bông hoa dễ xử lý và tạo ra thành phẩm sẽ đẹp, nhưng mình đã thất bại ngay trong lần thử nhiệm đó, hoa sen bị hỏng phải đổ đi toàn bộ. Cùng đó, khi xử lý làm trắng hoa thì mình không ước lượng được thời gian ngâm để đạt được yêu cầu, bởi nếu vớt ra sớm quá thì bông hoa vẫn chưa đủ độ cứng. Hay trong quá trình làm hoa, mình vẫn chưa định hình được bông hoa ở khung như thế nào, hoặc có nhiều khi mình lại ngâm hoa trong dung dịch quá lâu khiến bông hoa sẽ bị mềm cánh đi và không thể xử lý được.
Chia sẻ về sự khởi đầu của mình với hướng đi mới từ hoa sen, anh Kiều Cao Dũng cho hay: “Người ta bảo tôi viển vông, không thực tế. Nhưng với tôi, tình yêu dành cho sen nó như cái duyên khó dứt. Tôi muốn bất cứ mùa nào, ở bất cứ đất nước nào người ta cũng có thể được ngắm vẻ đẹp của loại hoa giản dị mà thanh tao này. Mỗi mùa hoa đi qua, nhìn những bông hoa tàn dần, tôi không cam tâm. Tôi muốn biến thứ hoa ấy thành bất tử, đẹp được 5 năm, 10 năm và thậm chí là lâu hơn”.
Kỳ công quy trình xử lý hoa sen thành “bất tử”
Theo anh Dũng, hoa sen anh dùng chủ yếu là sen của hồ Tây vì đây là loại hoa có độ dày cánh rất tốt, bông hoa rất đẹp, màu sắc rất tươi. Còn một số tỉnh khác như Hưng Yên, Thái Bình cũng có sen nhưng không đẹp bằng sen Hồ Tây. Cũng do đó mà mỗi mùa sen nở, anh Dũng lại phải tự mình tìm đến các vựa hoa để lựa chọn cho mình những bông hoa ưng ý.
Sản phẩm tranh Đông Hồ được tạo ra từ những bông hoa sen “bất tử”. |
Để có được những bông sen đạt chuẩn, anh Dũng phải chọn hái hoa vào 2 thời điểm. Một là buổi sáng sớm từ khoảng từ 4 tới 5 giờ sáng, hai là thời điểm 5 tới 6 giờ chiều. Hai thời điểm này có đặc điểm đặc biệt phù hợp với quy trình xử lý hoa sen thành hoa “bất tử”. Điều đặc biệt ở đây thể hiện ở chỗ, loại hoa sen anh Dũng lựa chọn phải là hoa sen đã nở một lần rồi cúp lại chứ không phải là loại hoa sen chưa nở hoặc đã nở lần hai. “Những bông hoa sen đã nở 1 lần này gọi là hoa hàm tiếu, nó có độ mở vừa phải để khi ngâm hóa chất, hóa chất sẽ thẩm thấu đều được vào bên trong không bị hỏng còn những bông hoa chưa nở lần nào thì độ chặt rất lớn, khi ngâm hóa chất sẽ không ăn dẫn đến tình trạng hoa dễ bị hỏng.” – Anh Dũng cho hay.
Hoa sen sau khi được thu hoạch từ đầm sen về được anh Dũng tiến hành xử lý. Công đoạn tiếp nối sau khi đưa sen về là công đoạn hồi sen, tức là phải cắm hoa vào trong nước từ 3 tới 5 tiếng để hồi hoa. Chia sẻ về công đoạn xử lý hoa tươi để trở thành hoa sen “bất tử” anh Kiều Cao Dũng cho hay: “Quá trình mang hoa từ đồng về sẽ mất 1 khoảng thời gian khiến hoa bị mất nước, ngay sau khi đưa hoa về đến nhà, phải cắm hoa vào nước để bù lại lượng nước mà hoa mất đi. Khi hồi hoa, toàn bộ phần cánh hoa sẽ có độ cứng, dẻo và tươi. Tiếp theo cắt để làm sao giữ được cuống hoa không bị giập nát vì toàn bộ phần cuống hoa là mao mạch dẫn tất cả những hóa chất sau này mình chuyển vào.”
Thông thường hoa sen sẽ được ngâm hóa chất trong 2 ngày để bông hoa màu hồng trở thành bông hoa màu trắng. Loại hóa chất anh Dũng sử dụng là một loại dung dịch thân thiện giúp bông hoa giữ được độ khung, không bị vỡ cánh hoa. Sau bước tẩy trắng, để bông hoa có màu sắc theo ý đồ của mình, anh Dũng tiến hành bước nhuộm màu. Có một lưu ý trước khi nhuộm màu cho hoa là bông hoa phải được tẩy màu hoàn toàn, vì nếu bông hoa còn màu thì bông hoa sẽ sản sinh vi khuẩn và nấm mốc.
Bông sen sau khi được nhuộm màu 2 ngày sẽ được đưa vào lò sấy. Quy trình sấy tùy thuộc vào độ dẻo bông hoa mong muốn, thường kéo dài từ khoảng 3 tới 5 ngày. Tuy nhiên, để hoa không bị hỏng thì phải thay đổi nhiệt độ cho phù hợp. Ví dụ bông hoa mới vớt từ dung dịch ra thì có thể đặt nhiệt độ cao hơn, những ngày sau thì anh Dũng phải giảm dần nhiệt độ để làm sao khi kiểm tra bông hoa, xé bông hoa ra giữa những cánh hoa có những sợi tơ mỏng như bông hoa tươi ban đầu thì mới thành công.
Cũng theo anh Dũng, để xử lý một bông hoa tươi ra một bông hoa sen “bất tử” anh mất khoảng từ 12 tới 15 ngày. Nếu để trong môi trường có nhiệt độ bình thường không chịu tác động nhiều của ánh sáng trực tiếp hoặc độ ẩm quá cao thì hoa sen sẽ giữ hoa trong khoảng thời gian từ 5 tới 10 năm mà hoa không bị hỏng. Để đưa hoa sen “bất tử” đến gần hơn với bạn bè quốc tế, sau khi nắm chắc quy trình tạo ra loài hoa này, chàng trai Kiều Cao Dũng lại tiếp tục mày mò, nghiên cứu để kết hợp hoa sen “bất tử” giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đến nay, anh Dũng đã có nhiều sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính là sen “bất tử” được khách du lịch biết tới như nón sen; tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống và đặc biệt anh đã thành công trong việc tạo màu sắc của chiếc lá sen “bất tử” sao cho màu sắc của lá sen này giống với chất liệu của màu giấy dó và giấy điệp để có thể vẽ tranh dân gian và viết thư pháp trên chất liệu này.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37