--> -->

Đại biểu đề xuất giải pháp xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 11/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hà Nội: Hơn 500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử phạt trong nửa tháng Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: “Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa”

Gửi quyết định xử phạt bằng phương thức điện tử là phù hợp

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đề nghị cân nhắc quy định về lập biên bản xử lý vi phạm hành chính tại Điều 58.

Đại biểu cho rằng, dù biên bản vi phạm hành chính được lập theo phương thức truyền thống hay phương thức điện tử, thì việc quy định biên bản xử lý vi phạm hành chính chỉ cần chữ ký của người lập biên bản là đều không phù hợp.

Điều này ảnh hưởng đến sự khách quan, minh bạch của việc lập biên bản vi phạm hành chính, thiếu đi cơ chế kiểm soát đối với người được trao quyền lập biên bản, dễ dẫn tới việc biên bản được lập dựa vào ý chí chủ quan của người lập biên bản.

Đại biểu đề xuất giải pháp xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh: Quốc hội

“Do vậy, tôi đề nghị, vẫn cần quy định có chữ ký bổ sung cùng với chữ ký của người lập biên bản trong trường hợp này để đảm bảo sự khách quan trong công tác xử lý vi phạm hành chính”, nữ đại biểu nêu rõ.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, việc bổ sung hình thức gửi quyết định xử phạt bằng phương thức điện tử là phù hợp, cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên, việc gửi quyết định bằng phương thức điện tử là hình thức mới, Nhân dân vẫn đang trong giai đoạn tiếp cận và làm quen, chưa nhiều người dân thực sự đã thành thạo việc sử dụng công nghệ thông tin, rất nhiều người dân hiện nay vẫn chưa có thói quen sử dụng email hay các tài khoản để tiếp nhận thông tin, tài liệu điện tử.

Vì vậy, giai đoạn đầu, nên quy định việc gửi quyết định xử phạt hành chính điện tử là một hình thức bổ sung, song song cùng các hình thức truyền thống khác. Giai đoạn sau mới coi là hình thức độc lập.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga tán thành cần tăng cường tính nghiêm minh và răn đe trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc nâng mức phạt tiền lên mức cao đối với từng hành vi cụ thể cần được cân nhắc thận trọng và kỹ lưỡng.

“Việc nâng mức phạt cần dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và mang tính thực tiễn cao. Thứ nhất, cần căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, đặc biệt là thu nhập trung bình của người dân, bởi có thể dẫn đến hệ lụy như trốn tránh, chống đối, hoặc xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm.

Thứ hai, cần đánh giá mức độ nguy hiểm, tính chất, hậu quả của từng hành vi vi phạm. Những hành vi có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước và Nhân dân thì cần bị xử phạt nghiêm khắc ở mức phạt cao.

Ngược lại, những hành vi vi phạm mang tính chất vi phạm lần đầu, lỗi vô ý hoặc hậu quả không lớn thì nên áp dụng các hình thức xử lý phù hợp, mang tính giáo dục, răn đe nhưng không gây gánh nặng không cần thiết cho người dân.

Thứ ba, có thể cân nhắc nghiên cứu tạo điều kiện cho những đối tượng không có khả năng chấp hành xử phạt vi phạm hành chính bằng hình phạt tiền ở mức quá cao so với thu nhập trong một số trường hợp và hành vi cụ thể được xem xét áp dụng thay thế một phần các hình thức bổ sung khác như: cảnh cáo, buộc khắc phục hậu quả, giáo dục tại cộng đồng, công khai vi phạm”, đại biểu phân tích.

Đại biểu đề xuất giải pháp xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà). Ảnh: Quốc hội

Đề xuất giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà) đề cập đến quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được tăng lên 3 năm thay vì 1 năm như quy định hiện hành.

Đại biểu cho rằng, hướng sửa đổi này có thể không phù hợp, bởi lẽ theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có nêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng.

Trong khi đó, việc tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, thiếu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

Việc xử phạt vi phạm hành chính nhanh chóng, kịp thời đóng vai trò răn đe và giáo dục người vi phạm cũng như cộng đồng. Trong khi tình trạng vi phạm giao thông vẫn phổ biến, việc tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính có thể làm giảm hiệu quả răn đe, giáo dục của loại chế tài này.

“Do đó, tôi đề xuất giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đường bộ là 1 năm như quy định hiện hành, trong trường hợp việc điều chỉnh là cần thiết thì thời hiệu xử phạt tối đa không quá 2 năm”, đại biểu nói.

Đại biểu đề xuất giải pháp xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An). Ảnh: Quốc hội

Khó khăn về tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) cho biết thực tiễn thời gian qua, việc áp dụng quy định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do phải tạm giữ tang vật, phương tiện với thời hạn hơn 1 năm, sau đó mới ban hành quyết định tịch thu xử lý tang vật, phương tiện vi phạm.

“Thời hạn tạm giữ 1 năm là quá dài, dẫn đến tang vật, phương tiện vi phạm bị hư hỏng, mất giá trị, gây lãng phí xã hội, nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện việc thanh lý tài sản (bán phế liệu) sau khi có quyết định tịch thu.

Ngoài ra, việc tạm giữ quá lâu cũng gây tình trạng tồn đọng số lượng tang vật, phương tiện vi phạm, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí kho bãi để bảo quản, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho lực lượng làm nhiệm vụ (tang vật hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị, nguy cơ cháy nổ,…).

Đối với các tang vật vi phạm là hàng cấm như thuốc lá, pháo nổ, đường, rượu, quần áo… thì gần như là người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp sẽ không đến nhận. Trong khi đó, việc thông báo 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng cũng mang tính hình thức, người dân chưa tiếp cận được nguồn thông tin này, cũng không đến cơ quan chức năng để nhận lại tài sản...

Do đó, đại biểu đề xuất quy định lại như Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là giảm thời hạn tạm giữ 1 năm đối với trường hợp nêu trên, hoặc căn cứ vào kết quả thẩm tra xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền để xem xét xử lý tang vật, phương tiện mà không phải chờ hết thời hạn 1 năm theo quy định.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.
Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) và Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể phường Dương Nội (Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khám, phát thuốc miễn cho các đối tượng là thân nhân gia đình chính sách, người có công… trên địa bàn phường.
Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, đến đêm ngày 27/7, công tác xử lý sự cố sụt lún mặt đường, khắc phục “hố tử thần” và hoàn trả mặt đường tại khu vực đường Trường Chinh đã hoàn tất. Việc lưu thông của người dân qua khu vực đã trở lại bình thường, đảm bảo an toàn và thuận lợi.
Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Ngày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 mang tên “Thần tốc” đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu một cột mốc kỹ thuật quan trọng trong thi công đoạn hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Tin khác

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Với mục tiêu tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nghị quyết đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính... Qua đó, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhằm tạo thêm nguồn cung cho thị trường, giúp người thu nhập thấp, công nhân lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn.
Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (PGS.TS, ĐBQH) Bùi Hoài Sơn, từ góc độ giám sát của một đại biểu Quốc hội, ông nhận thấy Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hà Nội, tối 26/7, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ. Chương trình có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Trung ương, Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cùng hơn 1.300 đoàn viên, thanh niên, lực lượng vũ trang Thủ đô, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Tại Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật”, nhiều chuyên gia pháp lý, hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động