--> -->

Giải bài toán có tiền mà không biết tiêu!

Không có tiền để chi tiêu, nền kinh tế sẽ gặp khó một, nhưng có tiền mà không tiêu được nền kinh tế gặp khó hai. Đơn giản, trong mỗi đồng tiền “nằm im” có không ít “xu” phải gánh cả nợ lẫn lãi!
Giải ngân nhanh vốn đầu tư công khen thưởng, giải ngân chậm xử lý
Dồn sức giải ngân gói hỗ trợ an sinh xã hội
Giải ngân vốn ngân sách trong tháng 4 đạt mức tăng thấp so với cùng kỳ
2325 unnamed
Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Chưa khi nào Chính phủ và cá nhân Thủ tướng liên tục đốc thúc tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã được Trung ương phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương như hiện tại. Chỉ trong vòng mấy tháng, Thủ tướng Chính phủ đã hai, ba lần tổ chức Hội nghị, họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, tỉnh, thành về giải pháp triển khai nguồn vốn đầu tư công.

Thủ tướng cũng đã lập các tổ công tác giám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xuống các địa phương. Không chỉ cá nhân Thủ tướng, mà các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng thời gian qua cũng “bám” các địa phương để kịp thời nắm bắt và đề xuất phương án tháo gỡ. Dẫu có những chuyển biến đáng kể, song trên thực tế công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công cơ bản vẫn chậm. Có bộ, địa phương đến hết tháng 7 mới giải ngân được 15% nguồn vốn, thậm chí có địa phương, bộ xin chuyển nguồn vốn đầu tư công cho các bộ, địa phương khác.

Câu hỏi đặt ra, tại sao cùng một cơ chế, chính sách, có bộ, ngành, tỉnh, thành giải ngân vốn đầu tư công khá cao, có bộ, ngành, tỉnh, thành giải ngân vốn đầu tư công rất chậm? Tại sao cũng những quy định như thế, doanh nghiệp tư nhân triển khai dự án rất nhanh? Doanh nghiệp Nhà nước triển khai rất chậm? Xét cho cùng âu cũng là “yếu tố’ con người!

Bàn về vấn đề này, một chuyên gia kinh tế nói với người viết: Sở dĩ giải ngân chậm cũng chỉ vì hai yếu tố. Thứ nhất, chúng ta nói đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhưng để phê duyệt và giải ngân nguồn vốn thì lại vướng cả “rừng” văn bản. Đấy là chưa kể các văn bản của mỗi bộ, ngành có khi vênh nhau. Thứ hai, từ yếu tố văn bản hành chính, quá trình phê duyệt rườm rà dẫn đến việc “bệnh sợ trách nhiệm”. Nếu không “ngâm cứu” kỹ, vội vàng ký, ừ thì triển khai nhanh đó, song quá trình hậu kiểm có khi bị vi phạm pháp luật như chơi! Thành ra, không ít cán bộ, cơ quan “nản”!

Ý kiến chuyên gia nêu ra cũng có lý, song tại sao vẫn cơ chế đấy, bộ máy quản lý và con người đấy, doanh nghiệp tư nhân triển khai dự án “nhàn tênh” và rất “thần tốc”? Dự án đường vành đai 2 trên cao với tổng số vốn 9.400 tỷ đồng do tập đoàn Vingroup đầu tư là minh chứng sống động. Ngoại trừ tuyến đường Minh Khai chưa có mặt bằng sạch để thi công, hoàn thiện, còn lại các tuyến như đoạn Trường Chinh- Ngã Tư Sở chưa đến 2 năm thi công, ngày Quốc khánh 2/9 năm nay sẽ thông xe và đưa vào sử dụng. Tuyến đường không chỉ thi công nhanh mà còn rất đẹp. Trong khi những dự án khác của Nhà nước, do chủ đầu tư là bộ, ngành, tỉnh thành, doanh nghiệp Nhà nước triển khai thì đang rất ỳ ạch. Dự án sân bay Long Thành là ví dụ điển hình.

Như chúng ta đã biết, vì ngân sách Nhà nước hạn hẹp, nên muốn đầu tư cho phát triển, chúng ta phải huy động thêm nhiều vốn trong đó có vay thương mại và vay ưu đãi (ODA- nguồn này đang rất hạn chế). Khi nguồn vốn vay đã về “kho bạc”, được Quốc hội phân bổ, Chính phủ phê duyệt xuống cho các bộ, ngành…thì vốn lại không thể đến chân công trình. Hệ lụy của việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công chậm là phát triển kinh tế bị trì trệ (GDP tăng trưởng thấp) mà chúng ta phải gánh cả khoản vay lẫn lãi cho đối tác. Vốn có bỗng hóa thiệt hại kép!

Do đó, với việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục đôn đốc việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công, hy vọng các bộ, ngành sẽ cùng nhau vào cuộc rà soát các văn bản hành chính chồng chéo (nếu có), đồng thời mỗi cán bộ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải vận dụng sáng tạo trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, đúng luật để giải cho được bài toán “có tiền không tiêu được”.!

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan Triển lãm về những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm.
Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai vừa thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong mùa vải 2025.
Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Mới đây, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) và an toàn, vệ sinh lao động”. Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tham gia, đặt nhiều câu hỏi thiết thực và nhận được sự giải đáp cụ thể từ các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025.
Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Bị lạc giữa rừng núi trong màn đêm mưa gió và địa hình trơn trượt, 5 người bị lạc đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Thủ đô đã giúp họ trở về an toàn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Sáng nay (18/5), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội: Khẩn trương lên phương án tái định cư, giải phóng mặt bằng

Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Xem thêm
Phiên bản di động