--> -->

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Sáng nay (18/5), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội tới các điểm cầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị…

Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương,…

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề tại hội nghị.

Trước khi tham dự Hội nghị, tại điểm cầu chính Nhà Quốc hội, các đại biểu tham quan triển lãm "Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật" và "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân".

Theo chương trình, tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW".

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị.

Cuối cùng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Nguyễn Trọng Nghĩa có phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và hướng dẫn việc quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hội nghị toàn quốc quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Lãnh đạo, cán bộ thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội.

Nghị quyết số 66-NQ/TW xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Nghị quyết xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Hội nghị toàn quốc quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Các đại biểu thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội.

Nghị quyết số 68 xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm.

Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Đang diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Cán bộ Công đoàn Thủ đô tham dự Hội nghị tại điểm cầu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. Ảnh: Mai Quý.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết xác định, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

LĐTĐ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan Triển lãm về những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm.
Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai vừa thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong mùa vải 2025.
Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Mới đây, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) và an toàn, vệ sinh lao động”. Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tham gia, đặt nhiều câu hỏi thiết thực và nhận được sự giải đáp cụ thể từ các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025.
Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Bị lạc giữa rừng núi trong màn đêm mưa gió và địa hình trơn trượt, 5 người bị lạc đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Thủ đô đã giúp họ trở về an toàn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Sáng nay (18/5), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội: Khẩn trương lên phương án tái định cư, giải phóng mặt bằng

Tin khác

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Xem thêm
Phiên bản di động