Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
![]() |
Sản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh tư liệu - minh họa: Đỗ Phương Anh/TTXVN |
Nghị quyết số 68 nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh trạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị hạn chế; phần lớn có năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng chủ yếu là do: Tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức; quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.
Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thế, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.
Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung cụ thể.
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia
Theo Nghị quyết số 68, mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%.
Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
Nghị quyết số 68 cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện các mục tiêu trên.
Theo TTXVN/Báo Tin tức và Dân tộc
https://baotintuc.vn/thoi-su/nghi-quyet-so-68nqtw-cua-bo-chinh-tri-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-20250505135313320.htm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Lắng nghe ý kiến của Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi
Tin khác

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Tin mới 05/05/2025 18:42

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka
Tin mới 04/05/2025 20:29

Kỳ vọng từ chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tin mới 04/05/2025 16:41

Chính phủ đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
Tin mới 04/05/2025 16:34

Những kiến nghị đáng chú ý về việc sửa Hiến pháp 2013
Tin mới 04/05/2025 06:26

Thắp 3.500 ngọn nến tri ân tại nghĩa trang Hàng Dương huyện Côn Đảo
Tin mới 03/05/2025 22:04

Đề xuất kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ hưu sớm
Tin mới 03/05/2025 19:23

Giá quản lý chung cư tại Hà Nội cao nhất 16.500 đồng/m2/tháng
Tin mới 03/05/2025 17:33

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ và thăm cựu tù tại Côn Đảo
Tin mới 03/05/2025 17:28

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 03/05/2025 16:39