--> -->

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng tốc

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.

Tại Phiên họp, các đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, nhất là về phạm vi, đối tượng; vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về cơ chế, chính sách pháp luật cho phát triển kinh tế tư nhân; vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng trong phát triển kinh tế tư nhân…

Đặc biệt, các đại biểu nêu bật yêu cầu về sự tham gia của kinh tế tư nhân trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối; phân tích cơ chế, chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, thủ tục hành chính… cho kinh tế tư nhân.

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo biểu dương, đánh giá cao Thường trực Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng dự thảo các báo cáo, tài liệu đầy đủ, dày dặn, công phu, chất lượng, hồ sơ đã khá đầy đủ; đánh giá cao các thành viên Ban Chỉ đạo đã dành thời gian, công sức, trí tuệ có các ý kiến sâu sắc, sát thực tế đóng góp cho Đề án.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm để hoàn thiện Đề án, sớm trình Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ rõ việc xây dựng, hoàn thiện Đề án phải tiếp tục bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó có phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua; tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kết hợp giữa cơ sở lý luận và luận cứ thực tiễn, kinh nghiệm trong nước và bài học quốc tế.

Đề án cần có tính kế thừa, phát triển và đột phá; việc phát triển kinh tế tư nhân cần đặt trong tổng thể toàn bộ sự đổi mới, phát triển, đột phá của đất nước, trong triển khai 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực), trong thực hiện "bộ tứ chiến lược" (gồm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới).

Theo Thủ tướng, cần xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng, đóng góp cũng như những điểm nghẽn, nút thắt khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác.

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện; đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, phương châm, chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Với định hướng thể chế phải thông thoáng, vượt qua tư duy thông thường, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh, các nhiệm vụ, giải pháp, phải mang tính đột phá hơn nữa, vừa có tính định hướng, định tính, vừa có tính định lượng, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước, bảo đảm tính hành động, tính chiến đấu, tính khả thi, tính hiệu quả, bảo đảm đạt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng cho rằng, các giải pháp phải tháo gỡ được các nút thắt, điểm nghẽn; xác định nguồn lực bên trọng là cơ bản, chiến lược, lâu dài quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá; bảo đảm tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách bình đẳng, bảo đảm cạnh tranh.

Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, trưởng thành, hợp tác với khu vực FDI, nhất là trong chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng lưu ý, cách thể hiện phải ngắn gọn, giản dị nhưng mang tầm chiến lược, bảo đảm "6 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai, dễ giám sát, dễ đánh giá.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Tin khác

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Xem thêm
Phiên bản di động