Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho kinh tế tư nhân Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo” |
Không thể từ từ, chậm trễ
- Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách kinh tế, ông mong muốn gì về chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay?
+ Đại biểu Phan Đức Hiếu: Có thể thấy, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước được ban hành từ sau giai đoạn đổi mới đến nay đều xác định rất rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Ở khía cạnh rất rộng, khía cạnh chung, khía cạnh chuyên đề chúng ta đều có những định hướng, giải pháp để hỗ trợ kinh tế tư nhân.
Thực tế đã chứng minh, kinh tế tư nhân đã tạo ra sản phẩm xã hội, dịch vụ và tham gia vào hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, đóng góp việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển và năng lực thực tế của khu vực kinh tế tư nhân đều chưa đạt một số mục tiêu được Nghị quyết số 10-NQ/TW đưa ra, cũng như đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của chúng ta.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế. Sự kỳ vọng ngày càng lớn hơn đang đặt lên vai khu vực kinh tế tư nhân, nhất là khi thời gian để đạt các mục tiêu đến năm 2030 và năm 2045 của nền kinh tế không còn nhiều.
![]() |
Đại biểu Phan Đức Hiếu. Ảnh: QH |
Vì vậy, cần phải nhìn nhận, đánh giá toàn bộ nguyên nhân tại sao có nhiều giải pháp, biện pháp như vậy mà khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng? Thời điểm này, theo tôi, là không thể từ từ, chậm trễ, trong cả nhận thức và thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.
Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân bên cạnh việc tiếp tục thực hiện giải pháp đã có, cần đưa ra các giải pháp đột phá hơn nữa, cũng như có cách làm mới trong thực thi để Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống.
Phân định rõ quyền kinh doanh và chính sách hỗ trợ
- Giải pháp đột phá mới theo ông vẫn là cải cách thể chế?
+ Đại biểu Phan Đức Hiếu: Quan trọng vẫn là cải cách thể chế, nhưng cần phân định rõ thể chế là các quy định về quyền kinh doanh, bây giờ đang lẫn với các chính sách hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Hai thứ này phải tách bạch rất rõ.
Hiện nay có rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng chưa thật sự hiệu quả, nên bây giờ phải rà soát lại toàn bộ các quy định đấy để khu trú lại những giải pháp phù hợp và không trùng lặp. Một đối tượng không không nên bị trùng lặp quá nhiều các nhóm chính sách, nguồn lực không nên dàn trải.
Đồng thời cần giảm hành chính hóa chính sách hỗ trợ (giảm cơ chế xin - cho). Ví dụ như giảm tiền sử dụng đất 30% cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần thủ tục gì cả, hay hỗ trợ lãi suất là đồng loạt giảm cho các khoản vay... Trong hỗ trợ về vốn, cần thiết lập, thúc đẩy các dịch vụ trung gian về tài chính, hỗ trợ kỹ thuật như tìm kiếm thị trường, hỗ trợ thúc đẩy đầu ra, kết nối doanh nghiệp...
Nâng cao chất lượng quy định về sản xuất kinh doanh
- Vậy trong cải cách về quyền kinh doanh, theo ông cần chú trọng những vấn đề gì?
+ Đại biểu Phan Đức Hiếu: Tôi thấy doanh nghiệp thường lo ngại về chính sách thuế và quyền tự do kinh doanh. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng quy định pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, mở rộng quyền tự do kinh doanh bằng cách thu hẹp danh mục cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện (cả trong nước và FDI); giảm điều kiện, yêu cầu trong kinh doanh không phù hợp; bãi bỏ thủ tục đầu tư trùng lặp, không cần thiết; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục; hạn chế sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng cơ chế đăng ký thay cho cấp giấy phép…
![]() |
Cần mở rộng quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Phúc |
Trong đó, tư duy về bãi bỏ cần đổi mới. Không chỉ bãi bỏ những thủ tục đã được phản ánh là có bất cập, rào cản, mà ngay cả những thủ tục trong quá trình thực hiện không có rào cản gì, nhưng không cần thiết nữa thì cũng phải chủ động bãi bỏ.
Đồng thời, cần có cơ chế thử nghiệm để mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh. Để làm được điều này, cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại; nghiên cứu thành lập khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế để thí điểm thể chế đột phá. Ví dụ trong những khu vực này có thể được kinh doanh ngành nghề hạn chế hoặc cấm nhưng hoàn toàn xuất khẩu, được làm những việc mà pháp luật chưa quy định...
Về quy hoạch, phải rà soát toàn bộ hệ thống, đơn giản hóa, bỏ bớt quy hoạch không cần thiết, xác định lại vai trò của quy hoạch trong việc phê duyệt các dự án đầu tư, xử lý triệt để trường hợp phê duyệt dự án đầu tư mà các quy hoạch không đồng bộ hoặc chưa có.
Về chính sách thuế, phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuế áp dụng công bằng theo tính chất, quy mô kinh doanh, không phân biệt hình thức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Trong đó, giảm tối đa chi phí tuân thủ về kế toán, nộp thuế; thay đổi việc thanh kiểm tra, quyết toán thuế. Thực tiễn có trường hợp cuối năm doanh nghiệp quyết toán, chia cổ tức, nhưng hai năm sau bị xuất toán, thì chi phí này lấy đâu ra khi cổ đông cũ không trả lại? Vậy nên mọi khâu thanh, kiểm tra thuế phải kịp thời để tránh rủi ro cho doanh nghiệp.
Tư duy về thanh, kiểm tra doanh nghiệp cũng phải thay đổi, cần có cơ chế thúc đẩy sự giám sát của xã hội, cổ đông trong doanh nghiệp và bạn hàng, khách hàng; hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cần phát huy tính đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ. Khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn thay cho cấp giấy phép; khuyến khích quản lý theo tự quy định, công bố tiêu chuẩn; qui chuẩn là yêu cầu đặc tính kỹ thuật tối thiểu, cần thiết...
Đặc biệt, cần thúc đẩy giải quyết tranh chấp thông qua định chế thương mại như trọng tài kinh tế, hòa giải thương mại; thành lập Tòa chuyên biệt giải quyết tranh chấp về thương mại, đầu tư một cách nhanh chóng, chuyên môn cao và hiệu quả.
- Ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về đột phá trong thực thi chính sách?
+ Đại biểu Phan Đức Hiếu: Trong cải cách thể chế, ngoài thiết kế chính sách, cần nhấn mạnh cả thực thi chính sách. Chúng ta không thể kỳ vọng một hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách 100% không trùng lắp, nhưng có thể cải thiện ở khâu thực thi. Vì vậy, đã đến lúc phải phát huy sáng kiến thực tiễn tốt trong tổ chức thực thi pháp luật, giải quyết thủ tục của địa phương, cho địa phương thẩm quyền hướng dẫn, bao gồm cả xử lý những vấn đề có mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
Nguyên tắc là các hoạt động đầu tư, kinh doanh, các dự án đầu tư không thể bị trì hoãn vì hạn chế của hệ thống pháp luật; đặt lợi ích của doanh nghiệp lên cao nhất trong áp dụng pháp luật. Như vậy, rủi ro trong thực thi sẽ được xóa bỏ.
Để thực hiện được, cần tiến hành rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các quy định bất hợp lý một cách thực chất. Việc này cần có một cơ quan chuyên trách, độc lập về lợi ích thực hiện, có thể giao cho Bộ Tư pháp chủ trì hoặc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, và có thêm tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hằng tuần, hằng tháng...
- Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách
Tin khác

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 15/04/2025 20:48

Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 14/04/2025 20:57

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 09/04/2025 17:30

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 09/04/2025 14:32

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 03/04/2025 10:13

Tương lai cho thế hệ vươn mình
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/03/2025 08:06

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 22/03/2025 15:44

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới
Thời sự 20/03/2025 14:09

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/03/2025 17:34