--> -->

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Có nhóm chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

"Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác", đây là một trong những nội dung được bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) thông tin khi trao đổi về dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đang được Bộ Tài chính chắp bút trình Chính phủ và Trung ương.

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân được xây dựng trên tinh thần tổng hợp 4 nhiệm vụ mà Trung ương giao Bộ Tài chính thực hiện. Trong đó có nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân năm 2017; đề án Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề án Phát triển doanh nhân Việt Nam.

Theo bà Bùi Thu Thủy, qua nắm bắt tình hình, có nhiều vấn đề được doanh nghiệp phản ánh, nhất là các vấn đề cần tháo gỡ khó khăn liên quan đến thể chế, pháp luật, liên quan tới niềm tin của doanh nghiệp tư nhân khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh và muốn có sự đảm bảo về quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”
Bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể chia sẻ về Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.

“Đây là những vấn đề lớn, dù đã được các Nghị quyết trước đó đề cập, nhưng quá trình thực thi thời gian qua, các doanh nghiệp cho rằng còn chưa an tâm”, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể nêu rõ.

Không chỉ tập hợp những ý kiến, thông tin phản ánh từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, Nghị quyết lần này còn chắt lọc, học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân. Trên tinh thần đó, dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đề cập quan điểm mạnh mẽ, có quan điểm tuy không phải là mới so với những Nghị quyết trước, nhưng được thể hiện cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, cũng giống tinh thần Nghị quyết 57, dự kiến tại Nghị quyết lần này có nhóm giải pháp đột phá cho các doanh nghiệp về cải cách thể chế, chính sách, cải thiện tiếp cận của doanh nghiệp về đất đai, nguồn lực, vốn, nhân lực. Đặc biệt, khẳng định công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận các nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân cũng cụ thể hoá hơn so với Nghị quyết 10 về một số nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo quy mô. Đó là có chính sách cho doanh nghiệp vừa và lớn để vươn lên dẫn dắt trong nền kinh tế; có nhóm chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; có nhóm chính sách rất mạnh cho các hộ kinh doanh để rõ hơn về pháp lý, hoạt động minh bạch, gần với mô hình doanh nghiệp và công bằng hơn.

“Cởi” tư duy để phát triển doanh nghiệp tư nhân

Trước đó, tại Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân", tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết, theo tính toán của ông và các cộng sự, năm 2023, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 24,23% vào GDP, hộ kinh doanh đóng góp 24,25% vào GDP.

Với những đóng góp ngày càng lớn, nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp tư nhân là yêu cầu quan trọng đảm bảo cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới cũng như mục tiêu phấn đấu tăng thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030 tại Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện thực hoá mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ cần thiết cần ưu tiên thực hiện là khuyến khích hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”
Doanh nghiệp tư nhân cần các chính sách hỗ trợ thiết thực, không chỉ dừng lại trên giấy tờ. (Ảnh minh họa)

Theo ông Cấn Văn Lực, cả nước hiện có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, nhưng chỉ có khoảng 2,1 triệu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh và nộp thuế đầy đủ. Hơn 3 triệu hộ còn lại chưa đăng ký kinh doanh, chủ yếu nộp thuế khoán. Cơ chế thuế khoán theo đánh giá của chuyên gia là nhanh, gọn, nhưng không minh bạch, dễ tạo ra cơ chế xin - cho và dễ dẫn đến thất thu ngân sách.

Đồng quan điểm, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đặc thù của thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh là có số lượng hộ kinh doanh cá thể lớn. Trong đó, có nhiều hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững qua hàng chục năm với các thế hệ nối tiếp nhau duy trì hoạt động. Các hộ kinh doanh này đan xen có mặt trong một số lĩnh vực dịch vụ, du lịch, sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, để đảm bảo phát triển lớn mạnh và bền vững, bà Lý Kim Chi đề cập đến những chính sách hỗ trợ thiết thực, không chỉ dừng lại trên giấy tờ.

Chia sẻ từ thực tế của ngành hàng chế biến lương thực thực phẩm thường xuyên chịu sự điều tiết của văn bản quy phạm pháp luật, theo bà Lý Kim Chi, Thủ tướng vừa chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng tại dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện những quy định làm tăng chi phí, tăng thủ tục cho doanh nghiệp.

Từ kinh nghiệm quốc tế, theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, cần xem xét nghiên cứu thay đổi trong tư duy quản lý khu vực tư nhân từ “kiểm soát” sang “kiến tạo” để thúc đẩy sự phát triển. Từ góc độ doanh nghiệp tư nhân, bà Lý Kim Chi đề xuất Chính phủ nên mạnh dạn giao những dự án quan trọng như đường sắt đô thị, hạ tầng số cho khu vực tư nhân. Được tin tưởng và trao cơ hội, doanh nghiệp tư nhân mới có thể phát triển lớn mạnh và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Xem thêm
Phiên bản di động