Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho kinh tế tư nhân
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân |
Phiên họp nhằm cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị. Ý kiến tại phiên họp cho thấy, qua 40 năm đổi mới, đến nay, kinh tế tư nhân đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, 82% tổng số lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường thế giới.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tư nhân có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị còn hạn chế; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh mang tính thời vụ, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, đòi hỏi phải có nhận thức, tư duy mới, giải pháp đột phá để khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới cho kinh tế tư nhân.
Dự thảo Đề án đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp riêng biệt cho nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa đang tăng trưởng và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, đây là Đề án có nội dung khó, phạm vi rộng, không chỉ liên quan toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân mà còn liên quan các cấp, các ngành, các địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới.
Về tư tưởng chỉ đạo trong xây đựng đề án, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những "đòn bẩy, điểm tựa", có tính khả thi, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).
Thủ tướng nhấn mạnh cần giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân; huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định (nội lực gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử), kết hợp hiệu quả, hài hòa với nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên trong phát triển kinh tế tư nhân.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, phải thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, khẳng định đây là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh rộng nhất, nhiều nhất có thể dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau; quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên, tài sản của đất nước; chuyển trạng thái từ thụ động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kinh tế tư nhân sang trạng thái chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân.
Mục tiêu được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh là kinh tế tư nhân sẽ đóng góp nhiều hơn vào GDP và năng suất lao động… Giải pháp trước hết là khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
Đi kèm với đó, cần xây dựng thể chế thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ.
Đặc biệt, phải bảo đảm việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể với thời gian quy định cụ thể và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Thủ tướng cũng lưu ý cần đa dạng hóa nguồn lực, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để người dân, doanh nghiệp tiếp cận các công việc, cơ hội kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, phù hợp nhất.
Để giải phóng nguồn lực trong dân, Thủ tướng nhấn mạnh phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. "Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế", Thủ tướng lưu ý.
Thủ tướng cũng cho rằng, phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, làm giàu cho chính mình, gia đình và làm giàu cho đất nước.
"Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân và có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh", Thủ tướng nêu quan điểm.
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng lưu ý, cùng với việc xây dựng dự thảo Đề án, Nghị quyết để trình Bộ Chính trị, cần xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để ban hành, tổ chức thực hiện ngay sau khi Đề án, Nghị quyết được Bộ Chính trị thông qua; đồng thời khẩn trương xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng dự án luật về kinh tế tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết
Tin khác

Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Tin mới 20/05/2025 18:59

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Tin mới 20/05/2025 16:00

Bộ Chính trị: Tránh việc lộ thông tin liên quan sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tin mới 19/05/2025 17:23

Đề xuất cân nhắc sửa tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tin mới 19/05/2025 12:50

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng
Thời sự 19/05/2025 11:59

Xúc động hình ảnh đại kỳ tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh
Tin mới 19/05/2025 11:29

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin mới 19/05/2025 11:24

Trình Quốc hội đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku gần 44.000 tỷ đồng
Tin mới 19/05/2025 10:43

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"
Tin mới 18/05/2025 21:28

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin mới 18/05/2025 16:42