Tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng tốc
Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho kinh tế tư nhân Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo” |
Cần giải pháp đột phá
Theo ông Hiếu, có thể thấy, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước được ban hành từ sau giai đoạn đổi mới đến nay đều xác định rất rõ, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Ở khía cạnh rất rộng, khía cạnh chung, khía cạnh chuyên đề chúng ta đều có những định hướng, giải pháp để hỗ trợ kinh tế tư nhân.
Thực tế đã chứng minh, kinh tế tư nhân đã tạo ra sản phẩm xã hội, dịch vụ và tham gia vào hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, đóng góp việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển và năng lực thực tế của khu vực kinh tế tư nhân đều chưa đạt một số mục tiêu được Nghị quyết số 10-NQ/TW đưa ra, cũng như đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của chúng ta.
![]() |
Cần chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho kinh tế tư nhân phát triển. Ảnh: Hoàng Phúc |
Trong giai đoạn tới, chúng ta còn đặt kỳ vọng lớn hơn với khu vực kinh tế tư nhân, không chỉ có đóng góp quan trọng mà là đóng góp rất quan trọng với tăng trưởng của đất nước. Kỳ vọng với khu vực kinh tế này ngày càng lớn bởi từ nay đến năm 2030 khi nước ta trở thành nước phát triển trên thế giới và đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao không còn nhiều.
Trong bối cảnh hiện nay, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, chúng ta cần phải có tư duy, nhìn nhận, đánh giá lại toàn bộ nguyên nhân tại sao có nhiều giải pháp, biện pháp như vậy mà khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng?
Vì vậy, đại biểu mong muốn nghị quyết mới sẽ có những giải pháp thực sự đột phá hơn nữa. Đồng thời, phải có một cách làm mới trong việc tổ chức thực thi, phải nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Nhấn mạnh điều quan trọng vẫn là cải cách thể chế, ông Hiếu phân tích, cần phân định rõ thể chế là các quy định về quyền kinh doanh, bây giờ đang lẫn với các chính sách hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Hai thứ này phải tách bạch rất rõ.
Song song với đó là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải khác nhau. Hiện nay rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng chưa thật sự hiệu quả, nên bây giờ phải rà soát lại toàn bộ các quy định đó để khu trú lại những cái giải pháp hỗ trợ phù hợp, không trùng lặp. Một đối tượng không không nên bị trùng lắp quá nhiều các nhóm chính sách, nguồn lực không nên dàn trải.
Đồng thời, ông Hiếu cho rằng, các giải pháp hỗ trợ này phải hướng đến không có thủ tục xin cho. Ví dụ như cấp bù lãi suất cho các khoản vay là xin cho, tức là phải vay được thì mới được cấp....
Gỡ “nút thắt” thể chế
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhìn nhận, chúng ta đang phấn đấu đến năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp đến 70% GDP, nên việc phải tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh tế tư nhân phát triển trong hiện tại cũng như sắp tới là điều tối quan trọng.
“Tôi cho rằng, việc đầu tiên để gỡ khó khăn cho kinh tế tư nhân là thể chế. Thể chế phải đi trước, nếu không tháo gỡ khó khăn về thể chế thì tất cả các giải pháp tiếp theo đều không làm được.
Về thể chế, Quốc hội đang quan tâm sửa đổi một loạt các luật có liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, tôi muốn bên cạnh việc sửa đổi thể chế phải có sự rà soát tổng thể hơn nữa để có những khúc mắc gì liên quan thì tháo gỡ ngay”, bà Nga nói.
Hiện nay, nữ đại biểu cho biết, qua khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và nhiều nguồn tin, các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể phản ánh trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách thiết thực để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhưng thực tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Điều các doanh nghiệp muốn là có sự thông thoáng, thuận lợi và hỗ trợ thật sự về thủ tục hành chính, đặc biệt là những doanh nghiệp bắt đầu thành lập thì thủ tục rất quan trọng, sau đó mới đến câu chuyện về vốn, đất đai, thuế hay những hỗ trợ khác.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, hiện nay vẫn còn sự phân biệt đối xử nhất định với kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế khác, vì vậy cần rà soát để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế này. Khi ban hành chính sách phải chú trọng đến hỗ trợ kinh tế tư nhân, vì hiện nay hầu như các chính sách ban hành là chính sách chung, hỗ trợ tất cả các loại doanh nghiệp. Đại biểu cho hay, có những chính sách ban hành nhưng ưu đãi chưa hẳn là những thứ mà khu vực kinh tế tư nhân nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể cần. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với chính sách cũng còn khó khăn rất nhiều.
Vì vậy, để phát triển kinh tế tư nhân đúng hướng, phải có chính sách chuyên biệt, thậm chí theo giai đoạn và vòng đời của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập trong vòng 5 năm thì thứ họ cần hỗ trợ là gì, những doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường muốn mở rộng sản xuất hơn nữa thì hỗ trợ gì?.
“Nếu ban hành chính sách chung thì rất khó để các doanh nghiệp tiếp cận đồng đều. Thậm chí còn phải tính đến việc ban hành chính sách rồi nhưng doanh nghiệp có tiếp cận được hay không cũng cần quan tâm, ví dụ vừa qua, những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có những chính sách về vốn, tín dụng, nhưng doanh nghiệp rất khó tiếp cận.
Đáng quan tâm, doanh nghiệp cho biết, chính sách rất tốt, nhưng điều kiện đưa ra để tiếp cận chính sách thì doanh nghiệp không đáp ứng được. Khi ban hành ra mà doanh nghiệp không tiếp cận được là sự lãng phí chính sách, nên có những gói chính sách tỷ lệ giải ngân rất thấp, doanh nghiệp rất cần vốn, nhưng hai bên không gặp được nhau. Do đó, đại biểu mong muốn khi ban hành chính sách phải chú ý đến từng loại hình doanh nghiệp để hỗ trợ cho phù hợp...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm hỏi, động viên gia đình đoàn viên là nạn nhân vụ cháy tại phường Trung Liệt

"Mưa" bàn thắng ở ngày thi đấu thứ 2

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương
Tin khác

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng
Thị trường 14/04/2025 14:43

Bộ Công Thương siết chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu
Thị trường 14/04/2025 08:58

Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng
Thị trường 14/04/2025 07:49

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 14/04/2025 06:41

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng
Thị trường 13/04/2025 22:57

Tỷ giá USD hôm nay (13/4): Đồng USD trong nước tăng
Thị trường 13/04/2025 08:28

Giá xăng dầu hôm nay (13/4): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 13/04/2025 08:17

Giá vàng hôm nay (13/4): Vàng trong nước tăng dữ dội
Thị trường 13/04/2025 05:45

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%
Thị trường 12/04/2025 13:06

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng
Thị trường 12/04/2025 10:26