Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình của Chính phủ. (Ảnh: QH) |
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết: Trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về đầu tư, tài chính, ngân sách cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Mục đích của việc xây dựng luật này nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; đẩy mạnh hỗ trợ, phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, tài chính, ngân sách; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật hiện hành, gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
![]() |
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật không làm phát sinh thủ tục hành chính mới, do đó không đặt ra các yêu cầu về việc phải bố trí nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện. Các chính sách nêu trên khi Luật được thông qua và ban hành, các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh có trách nhiệm thực thi, không phát sinh thêm bộ máy, biên chế trong tổ chức thi hành Luật, không có tác động liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền và lợi ích của mỗi giới.
Các nguồn kinh phí phát sinh để thi hành luật sẽ được cân đối từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các Luật với cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã được nêu tại Tờ trình của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát thận trọng, bám sát mục tiêu sửa đổi luật, tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung cấp bách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ; nhằm bảo đảm tạo điều kiện, thủ tục thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đồng thời, bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ, có cơ chế hậu kiểm minh bạch, hiệu quả, tránh tạo kẽ hở và lợi dụng chính sách.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH) |
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Dự thảo Luật bổ sung quy định theo hướng cho phép chủ đầu tư, người có thẩm quyền căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện thực tế của gói thầu, dự án để lựa chọn áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho rằng, quy định này có thể tạo điều kiện rút ngắn thời gian hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nhưng dễ dẫn đến phát sinh cơ chế xin - cho, trục lợi chính sách, giao thầu, chỉ định thầu trong phạm vi hẹp cho một số doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thân hữu. Điều này cũng dẫn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có điều kiện tiếp cận việc mua sắm công, tham gia các dự án đầu tư công. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ tác động chính sách, báo cáo rõ về cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn để Quốc hội xem xét, quyết định.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Chính phủ đề nghị bỏ quy định cấm áp dụng hợp đồng thu phí trực tiếp từ người sử dụng đối với các dự án PPP và không yêu cầu phải bảo đảm quyền lựa chọn của người sử dụng dịch vụ đối với trường hợp cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ cao tốc sẵn có, hoặc đường bộ đang khai thác được cải tạo, nâng cấp thành đường cao tốc. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ đề xuất này, bổ sung đánh giá tác động đầy đủ và quy định trong dự thảo Luật bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT trong lĩnh vực đường bộ có hợp đồng được ký kết trước ngày Luật PPP năm 2020 có hiệu lực. Ông Phan Văn Mãi đề nghị Chính phủ rà soát, bảo đảm cơ sở chính trị và quy định chặt chẽ trong dự thảo luật; chỉ áp dụng đối với các dự án mà nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc có trách nhiệm của Nhà nước, đáp ứng các điều kiện chặt chẽ, cụ thể, nhằm bảo đảm tính rõ ràng, nhất quán, minh bạch và tránh những kẽ hở về chính sách.
![]() |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, ông Phan Văn Mãi cho biết, đa số ý kiến nhất trí bổ sung 2 nội dung mới là “chính sách đối với các dự án đầu tư công đặc biệt” và “nhiệm vụ chuẩn bị giải phóng mặt bằng”, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó đề nghị Chính phủ có quy định cụ thể để thực hiện, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; rà soát các quy định để bảo đảm tính chặt chẽ và bảo đảm việc bố trí nguồn vốn thực hiện dự án phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội thống nhất với đề xuất sửa đổi, bổ sung tại các Luật này, trong đó, tập trung về chế độ ưu đãi đối với khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các quy định cụ thể để bảo đảm chặt chẽ; tăng cường cơ chế giám sát, hậu kiểm, cơ chế xử lý các rủi ro phát sinh để bảo đảm minh bạch, tránh lợi dụng chính sách; tiếp tục rà soát các quy định về phân cấp, phân quyền để sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chủ trương mới của Đảng và thống nhất với pháp luật có liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội
Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển
Sự kiện 17/05/2025 19:33

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Sự kiện 17/05/2025 19:22

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Sự kiện 17/05/2025 18:05

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng
Sự kiện 17/05/2025 15:24

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
Sự kiện 17/05/2025 15:17

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 17/05/2025 11:07

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 16/05/2025 22:38

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Sự kiện 16/05/2025 19:19

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP
Sự kiện 16/05/2025 19:06

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Sự kiện 16/05/2025 15:23