--> -->

Giá cam, quýt liên tục “nhảy múa” giữa mùa dịch

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca F0 ở Hà Nội tăng lên hàng ngày. Vì thế, nhu cầu bổ sung dinh dưỡng, vitamin C của người dân cũng tăng cao hơn so với trước đây, đã khiến cho giá một số loại quả như cam, quýt, ổi… thay đổi giá bán theo từng ngày.
Đảm bảo cung cấp trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 Nhiều mặt hàng tiêu dùng “leo thang” theo giá xăng Rau thơm tại chợ dân sinh tăng giá 500-600% sau rét đậm, rét hại

Cụ thể theo khảo sát, nếu như giá cam sành (loại 1) khoảng 2 tuần trước chỉ dao động quanh mức 35.000 - 45.000 đồng/kg, nay đã được các tiểu thương bán với mức giá trung bình khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg quả bé, quả to, loại 1 có giá từ 75.000 - 90.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá quýt Ôn Châu thời điểm giữa tháng 2 chỉ vào khoảng 15.000 đồng/kg thì nay lên tới 40.000 - 45.000 đồng/kg, cá biệt có một số nơi còn vọt lên 50.000 đồng/kg.

Giá cam, quýt liên tục “nhảy múa” giữa mùa dịch
Do nhu cầu mua cam, quýt tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19 khiến giá mặt hàng này liên tục "nhảy múa" những ngày qua

Trong khi đó, đối với mặt hàng cam sành Hà Giang, Tuyên Quang trên một số trang mạng xã hội cũng “nhảy múa” liên tục. Nếu như một tuần trước, giá cam sành được giao từ 15.000 - 30.000 đồng/1kg tùy loại, thì những ngày này, giá cam sành được giao bán với mức giá từ 20.000 - 45.000 đồng tùy loại. Trong khi đó, ổi, một trong những loại quả giàu Vitamin C được người tiêu dùng lựa chọn cũng có giá thay đổi liên tục từ 15.000 đồng/kg tăng lên 25.000 đồng/kg chỉ sau 1 tuần.

Chị Ngọc Thảo, ở khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, nếu như cách đây khoảng một tháng, cam sành loại 2, loại 3 được bán đầy đường với giá chỉ có 10.000 đồng/1kg không có người mua, thì nay giá cam đã tăng lên đến 20.000 đồng/kg mà nhiều lúc không có để mua.

“Nhà tôi có 7 người thì 5 người là F0, 2 người là F1, do đó tôi ưu tiên mua cam, quýt, ổi về để tăng cường thể chất cho cả nhà. Thế nhưng, giá cam, quýt liên tục tăng khiến nhiều người tiêu dùng gặp khó. Sáng nay tôi vừa đặt loại cam sành size 3 quả/kg giá lên tới 70.000 đồng/kg, trong khi tuần trước chỉ 35.000 đồng/kg. Dù xót tiền nhưng tôi vẫn phải đặt mua để tăng cường sức đề kháng cho cả nhà”, chị Thảo nói.

Giá cam, quýt liên tục “nhảy múa” giữa mùa dịch
Giá cam, quýt liên tục tăng cao nhưng nhiều nơi không có hàng để bán

Đề cập đến giá mặt hàng cam, quýt liên tục có sự thay đổi về giá những ngày qua, chị Thu Hường, tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Thanh Hà cho biết, giá cam hiện đang tăng theo từng ngày, nguyên nhân một phần do dịch bệnh nên nhiều người có nhu cầu mua về ăn để tăng cường sức đề kháng, một phần thì đây cũng là thời điểm cuối vụ, nhiều nhà vườn không còn cam, quýt nữa. Trong khi đó, giá vận chuyển, giá xăng dầu tăng cũng kéo theo giá hoa quả, thực phẩm tăng theo.

“Giá cam sành hiện tại đã tăng gần như gấp đôi, nhưng vẫn thường xuyên trong tình trạng cháy hàng. Nhiều người mua phải đặt trước mấy ngày may ra mới có. Trong khi đó, khách hành lại thường đặt với số lượng nhiều từ 3kg, 5kg, 10kg, có người lấy cả 20kg để ăn dần. Nguồn cung hạn chế, giá vận chuyển, xăng dầu lại tăng đã khiến không chỉ giá cam, quýt tăng theo mà nhiều mặt hàng thực phẩm khác cũng tăng. Do đó, nếu không tăng giá bán thì các tiểu thương như chúng tôi chỉ còn nước lỗ vốn”, chị Hường cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gỡ vướng Nghị định 70, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi hiệu quả

Gỡ vướng Nghị định 70, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi hiệu quả

Việc triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 70) được kỳ vọng giúp minh bạch hóa giao dịch, giảm thất thu ngân sách và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành thuế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy nhiều hộ kinh doanh nhỏ vẫn gặp khó khăn do thiếu tiếp cận công nghệ và quy trình kê khai mới. Việc có những điều chỉnh Nghị định 70 để hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi hiệu quả trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.
Triển khai hiệu quả các chiến dịch tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên

Triển khai hiệu quả các chiến dịch tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, giai đoạn 2025 - 2027.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo ngày 12/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, trời mát, đêm và sáng có mưa vừa và rải rác có dông.
Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Chiều 11/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Yên Nghĩa khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ hai, quyết nghị nhiều nội dung về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025.
Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.
Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 1/1/2026, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có những điều chỉnh đáng chú ý. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 31 của Luật Việc làm số 74/2025/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2025.
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.

Tin khác

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động