Ghé làng nghề thổi thủy tinh
![]() | Làng nghề du lịch Hà Nội chuẩn bị “vào tết” |
![]() | Làng nghề Nhật Tân tất bật chăm đào chờ Tết Canh Tý |
Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, người dân xã Thống Nhất hầu hết đều sống nhờ nghề thổi thủy tinh. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm. Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng.
Để làm ra một sản phẩm thủy tinh, cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau. Sau đó, các mảnh thủy tinh vụn hoặc cũ hỏng được tái chế lại bằng cách cho vào lò và nung cho nóng chảy. Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi.
![]() |
Ông Hồ Văn Gừng vẫn giữ nghề thổi thủy tinh truyền thống (Ảnh: M.Tiến) |
Một cái ống sắt được sử dụng làm công cụ để quết thủy tinh nóng chảy vào đầu, sau đó dùng chính hơi thở của người thợ để thổi. Bằng cách này, thủy tinh ở đầu kia chảy nở phình ra như cái bong bóng xà phòng. Quá trình tạo hình cho sản phẩm được áp dụng trong lúc thổi, mỗi sản phẩm khác về chủng loại cũng có độ dày khác nhau. Người ta phải tính toán đến thói quen sử dụng để tạo hình sản phẩm và chế tạo để có độ dày, độ bền phù hợp và phải đảm bảo được giá thành sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Người làm nghề cho biết, trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề còn phải khéo léo trong thủ thuật giữ hơi thở, để thổi vừa vặn với hình dạng mà khách hàng yêu cầu.
Từng có hơn 40 năm làm nghề thổi thủy tinh tại làng Giáp Long (xã Thống Nhất), ông Hồ Văn Gừng chia sẻ: “Khi hơ thủy tinh trên ngọn đèn, người thợ phải đưa tay cho thủy tinh chín đều, quan sát bằng mắt thường, ước lượng được độ chín của thủy tinh để bắt đầu thổi, có những sản phẩm chỉ thổi vài lần, có sản phẩm cần phải nhiều lần hơ và thổi như thế mới hoàn thiện. Lúc này thao tác phải nhanh và liên tục, không được ngơi nghỉ, bởi thủy tinh ra khỏi lửa rất nhanh nguội, nếu dừng lại sẽ bị méo mó ngay tức thì. Lúc đầu mới làm nghề, mắt cứ phải liên tục nhìn vào ngọn đèn đang cháy hơn 1 nghìn độ C nên rất nhanh mỏi mắt và đôi khi không cảm nhận được màu sắc của thủy tinh để thổi. Phải mất một thời gian dài để quen với việc điều tiết mắt, đến bây giờ chỉ cần ước lượng thời gian và nhìn qua là có thể biết được nhiệt độ phù hợp”.
Mỗi hộ sản xuất thủy tinh đều giữ cho mình những bí quyết riêng trong công đoạn ủ sản phẩm. Từng sản phẩm sẽ được ủ với thời gian và nhiệt độ khác nhau, yếu tố này quyết định độ trong suốt cũng như độ bền của sản phẩm. Với những mẫu mã yêu cầu nhiều về số lượng, thành phẩm phải đạt tỉ lệ chính xác, đồng đều.
Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của công nghệ sản xuất và nhu cầu của thị trường, nghề thổi thủy tinh truyền thống của người dân xã Thống Nhất cũng dần mai một theo thời gian. Đến nay, số lượng những hộ còn đang giữ nghề tại xã không còn nhiều, nhiều gia đình đứng trước nỗi lo thất truyền do không có người kế nghiệp.
Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm. Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng. |
Một trong số ít người còn giữ nghề thổi bóng đèn dầu, ông Gừng cho biết, “Từ ngày có điện thì bóng đèn dầu tiêu thụ không mạnh như trước, ông vẫn duy trì sản xuất nhưng chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đèn dầu để thờ cúng, sản lượng không nhiều, các sản phẩm cũng không còn đa dạng như trước. Nhiều sản phẩm cần độ chính xác cao thì không thể làm thủ công, nếu nhập máy móc thì không thể làm nhỏ lẻ. Phần nữa bởi nghề này rất vất vả, lấy công làm lãi nên thu nhập không cao. Về sau này, sản phẩm của địa phương bán ra không nhiều như trước khiến nhiều gia đình từ bỏ, làm nghề khác với thu nhập cao hơn”. Gia đình ông hiện tại cũng chỉ làm một số lượng nhỏ đồ dùng sinh hoạt theo đơn đặt hàng, hoặc tái chế đồ dùng thủy tinh từ bóng đèn tuýp cũ hỏng đã bỏ đi.
Anh Lê Xuân Tiến (41 tuổi) với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề cho biết: “Muốn làm nghề này, bản thân người thợ cần có sức khỏe và sức bền chịu đựng. Mùa đông thì còn đỡ chứ mùa hè thì lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi vì ngồi cạnh ngọn lửa nóng hàng nghìn độ, mặt nóng rát và đỏ bừng vì lúc nào cũng phải phồng má lên để thổi, nếu người thợ không yêu nghề thì rất khó để giữ được nghề”.
Đến nay, làng Giáp Long chỉ còn vợ chồng ông Gừng, gia đình anh Tiến và một vài hộ khác vẫn còn giữ cách làm truyền thống của ông cha để lại. Với ông Gừng, nghề thổi thủy tinh từng đem lại cho ông bà nguồn thu nhập ổn định, nuôi được các con cái học hành. Mặc dù hiện tại, thu nhập từ nghề mang lại không nhiều nhưng cũng đủ sinh hoạt để không phải nhờ cậy vào các con. Giữ nghề này cũng giống như giữ lại một kỷ niệm của ông bà từ thời mới cưới nhau, một phần cũng vì muốn bảo tồn truyền thống của gia đình.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải
Gương sáng 18/04/2025 18:55

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo
Lao động 10/04/2025 14:32

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng
Gương sáng 08/04/2025 16:19

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện
Gương sáng 01/04/2025 22:24

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng
Gương sáng 01/04/2025 21:26

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương
Gương sáng 29/03/2025 09:56

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách
Gương sáng 26/03/2025 17:55

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa
Gương sáng 20/03/2025 22:01

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân
Longform 06/03/2025 19:58

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời
Longform 03/03/2025 15:17