--> -->

Điều chỉnh những hành vi tiêu dùng mới

Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.
Khách hàng phải được bảo vệ 365 ngày Để người tiêu dùng thực sự được bảo vệ: Cần phải gỡ những nút thắt Quyền lợi người tiêu dùng phải được bảo vệ tốt hơn

Quy định cụ thể các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử

VCCI cho rằng, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng cần được quy định đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng (NTD) và trong tất cả các hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với NTD.

Việc này không chỉ bảo đảm quyền lợi của NTD mà còn tạo thuận lợi cho hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, việc Dự thảo Luật quy định “có cơ chế, chính sách chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng” NTD dễ bị tổn thương chỉ trong việc “thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin” có thể dẫn tới cách hiểu chưa đầy đủ và tạo lỗ hổng trong áp dụng quy định này.

Điều chỉnh những hành vi tiêu dùng mới
Việc sửa đổi Luật nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như tạo hành lang pháp lý phù hợp cho sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Phương Thảo

Hiện tại, trong các luật chuyên ngành như Luật Người cao tuổi, Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã quy định chung về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm kỳ thị, phân biệt đối xử nhưng thực tế dường như chưa đi vào cuộc sống.

Hoạt động giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh với NTD còn có nhiều đặc thù mà nếu không có quy định cụ thể hơn sẽ có thể dẫn đến việc vô tình vi phạm do các cách hiểu khác nhau. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bổ sung các quy định cụ thể về các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử trong giao dịch với các đối tượng yếu thế để bảo đảm tính khả thi của quy định này.

Để tăng tính rõ ràng, minh bạch của quy định, VCCI cũng đề nghị sửa theo hướng bỏ các từ "bảo đảm thực hiện" bởi đây là trách nhiệm trực tiếp của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với khách hàng là NTD dễ bị tổn thương (đã được quy định tại những luật chuyên ngành nói trên) nhằm tránh các cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng pháp luật không chính xác.

Liên quan đến giao dịch thương mại trên nền tảng trực tuyến, thông tin của NTD là một trong những nội dung bắt buộc để thực hiện được giao dịch (cơ bản là các thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thẻ ngân hàng hoặc các tài khoản cho phép thanh toán trực tuyến). Do đó, VCCI cho rằng, quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thu thập thông tin cá nhân của NTD phải thông báo trước bằng hình thức phù hợp và phải được người đó đồng ý” là không phù hợp với các giao dịch trực tuyến. VCCI đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật cụm từ “trừ quy định tại khoản 4 Điều này” để bảo đảm tính chặt chẽ.

Xác định rõ về bảo đảm an toàn thông tin

Theo VCCI, quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sử dụng thông tin của NTD đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo…” là bỏ sót các trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thông báo khi thu thập thông tin quy định tại khoản 4 Điều 9. Trường hợp sử dụng các thông tin này ngoài mục đích ban đầu (như thông tin để giao kết/thực hiện hợp đồng; thông tin để tính giá, cước…) thì sẽ không có quy định, tạo thành khoảng trống pháp lý. Vì vậy, cần bổ sung quy định cho các trường hợp này.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) do Bộ Công Thương soạn thảo có 7 chương, 80 Điều. Dự thảo đã nhận ý kiến đóng góp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; và ý kiến đóng góp của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hàng trăm ý kiến đóng góp của các công ty luật, doanh nghiệp, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức trong nước và quốc tế cùng nhiều cá nhân có liên quan. Dự kiến, trong thời gian tới, Hồ sơ dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được gửi để thực hiện thủ tục thẩm định tại Bộ Tư pháp.

VCCI cho rằng, quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo Dự thảo Luật còn khá chung chung. Các yêu cầu như “phải có cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của NTD”, “báo cho cơ quan chức năng trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện sự cố và thực hiện các biện pháp cần thiết…” không rõ trình tự, thủ tục, đối tượng báo cáo thì sẽ khó khả thi.

Quyền của NTD sẽ tương ứng với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, Dự thảo Luật còn có một số nội dung chưa hợp lý, khả thi, cụ thể như quy định NTD có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, công bố, niêm yết, quảng cáo, cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật quy định nội dung gần tương tự cho phép NTD “góp ý kiến với tổ chức, cá nhân về giá cả, chất lượng...” nhưng không rõ trong trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể trao đổi với NTD, trước khi phải đứng ra làm một bên bị khiếu nại, tố cáo hoặc bị đơn trong vụ việc dân sự?

Để nâng cao việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết, VCCI đề nghị quy định theo hướng tổ chức, cá nhân có quyền thương lượng với NTD lựa chọn cách giải quyết trong trường hợp có cách hiểu không thống nhất hoặc sai khác về các vấn đề của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền yêu cầu NTD thương lượng khi có tranh chấp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.

Trách nhiệm khi đưa tin sai sự thật

Theo VCCI, trong thực tế có một số trường hợp NTD lạm dụng quyền của mình dẫn tới ảnh hưởng tới lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh, ví dụ như đưa tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để hạn chế cũng như ràng buộc trách nhiệm của NTD khi xảy ra việc lạm dụng quyền trong quan hệ tiêu dùng, VCCI đề nghị bổ sung nghĩa vụ của NTD phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra và bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật.

Về thông báo thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội khởi kiện, Dự thảo Luật quy định: “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

VCCI đề nghị cân nhắc quy định này vì khi thông tin về vụ án dân sự trong đó cá nhân, tổ chức kinh doanh là bị đơn được công bố thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, nên việc yêu cầu bảo đảm “không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường” là không khả thi.

Trên thực tế đã có những vụ việc tổ chức, cá nhân kinh doanh là bị đơn nhưng sau khi Toà án ra quyết định thắng kiện vẫn bị thiệt hại không nhỏ cả về danh tiếng và lợi ích kinh doanh. “Trong trường hợp này, thông tin trên báo chí, truyền thông chính là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng trên thị trường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhưng hiện không có cơ chế nào để các cá nhân, tổ chức kinh doanh xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường”, VCCI nêu.

Vì những lý do trên, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm đưa thông tin về vụ án dân sự liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD và bổ sung quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có vi phạm ảnh hưởng tới hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh./.

Phương Thảo

Nên xem

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn.
Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết một số chính sách đặc thù nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Đây được xem là bước đi đột phá, góp phần tháo gỡ rào cản, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn triển khai những nhiệm vụ khoa học có tính mới, tính sáng tạo và tiềm ẩn rủi ro cao.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Liên quan vụ việc nghi trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội, sáng 11/7, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc.
Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Cuộc đàm phán mua bản quyền phát sóng World Cup 2026 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy thử thách khi mức giá được phía đơn vị nắm giữ bản quyền đưa ra lên tới "hai con số" triệu USD. Đây là con số vượt ngưỡng 15 triệu USD mà các đài truyền hình trong nước từng chi trả để sở hữu bản quyền World Cup 2022 tại Qatar.
Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Tối 10/7 (giờ Mỹ), tỷ phú Elon Musk cùng công ty xAI đã chính thức công bố Grok 4 - phiên bản mới nhất của chatbot AI đang phát triển trên nền tảng mạng xã hội X.
Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.

Tin khác

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động